Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Sáng chế bắt nguồn từ cuộc sống
Thấy mẹ thường sử dụng dây vác (tên khoa học là Cayratia trifolia Domin, họ nho (Vitaceae), một loại dây mọc hoang dại dọc các rào, bụi) ở quê, để nấu trị rôm sảy cho em. Tuấn Anh nảy ra ý định tạo một sản phẩm giúp cho việc trị rôm sảy được dễ dàng hơn.
Ý tưởng cũng được Tuấn Anh chia sẻ với bạn học cùng lớp Trần Trọng Phúc, một học sinh khá giỏi môn Hóa. Sau đó, bạn mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình này với cô Lý Như Anh, một giáo viên trẻ dạy môn Hóa học và được cô ủng hộ. Thế là đầu năm lớp 11, Tuấn Anh, Trọng Phúc được cô Như Anh hướng dẫn nghiên cứu, tìm tài liệu liên quan đến các loại xà phòng diệt khuẩn có trên thị trường để có thể sản xuất xà phòng sử dụng nguyên liệu hoàn toàn bằng thiên nhiên.
Tuấn Anh, Trọng Phúc thực hiện sản phẩm tại phòng thí nghiệm.
Không chùn bước trước những khó khăn
Sau khi có thêm một số kiến thức từ cô Như Anh cung cấp, Tuấn Anh và Trọng Phúc lại được cô Lê Thị Thanh Loan, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cũng là GV dạy môn Hóa ủng hộ. Thế là phòng bộ môn Hóa trở thành chỗ thân quen của 2 bạn Tuấn Anh và Trọng Phúc. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, không chỉ cô Như Anh mà cô Thanh Loan cũng thay nhau vào phòng thí nghiệm theo dõi quá trình thực hành của 2 bạn.
Để sản xuất xà phòng từ dây vác, các bạn đã tiến hành qua các bước: rửa sạch dây vác đun với nước cất rồi để nguội; cho kiềm vào cốc chứa dây vác hỗn hợp tỏa nhiệt và bốc hơi. Trong khi chờ kiềm nguội, đun cách thủy hỗn hợp dầu dừa và trộn kiềm vào hỗn hợp dầu cho đến khi sánh lại. Sau đó cho tinh dầu oải hương để tạo mùi và tinh bột nghệ để tăng khả năng trị bệnh cho xà phòng.
Quá trình tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất để tiến hành, các bạn đã thất bại hơn 10 lần là do bởi phải kiểm tra nhiệt độ của dung dịch kiểm khi cho vào nước dây vác; tìm nhiệt độ thích hợp (38 độ C) khi nung cách thủy hỗn hợp dầu dừa. Mỗi lần thất bại như vậy Tuấn Anh và Trọng Phúc đều không nản lòng mà hai bạn đều ghi nhận để tìm ra nhiệt độ tối ưu.
Tuấn Anh cười cho biết, mỗi lần như vậy là cô Như Anh lại tốn tiền mua hóa chất cho hai bạn làm lại.
Sản phẩm xà phòng thiên nhiên đạt giải Đặc biệt cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
Thành công từ những nỗ lực
Để chứng mình sản phẩm xà phòng dây vác đến với người dùng được an toàn, các bạn được nhà trường mượn máy đo độ pH của Trường Đại học Tiền Giang để tiến hành đo độ pH sản phẩm. Kết quả độ pH của xà phòng dây vác nhỏ hơn hẳn xà phòng công nghiệp. Sản phẩm xà phòng dây vác được nhà trường đem đến viện Pasteur TP Hồ Chí Minh để kiểm nghiệm và được công nhận diệt khuẩn 99%! Đó là diệt được 3 loại vi khuẩn (gồm: Salmonella typhi gây bệnh thương hàn; Escherichia coli gây tiêu chảy, đau bụng, sốt, nhiễm trùng đường ruột; Bacillus cereus gây đại tiện ra nước, cơ bụng bị chuột rút) và 1 loại nấm Candida albicans (gây bệnh ngoài da, đốm trắng trên lưỡi và miệng...).
Sản phẩm xà phòng dây vác đầu tay được cắt nhỏ mời thầy cô, bạn bè sử dụng thử: kết quả 40 người sử dụng chỉ có 01 không phù hợp. Bước đầu thành công đã đem lại niềm vui của cô trò sau 3 tháng nghiên cứu thực hiện. Sau đó, sản phẩm đã được trao giải nhất Khoa học Kỹ thuật dành cho học sinh Trung học tỉnh Tiền Giang và giải đặc biệt Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng.
Tuấn Anh (trái) và Trọng Phúc bên sản phẩm của mình
Truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh nhà trường
Theo cô Lý Như Anh cho biết: "Xà phòng diệt khuẩn từ dây vác" do Tuấn Anh và Trọng Phúc tạo ra được thực hiện bằng phương pháp xà phòng nguội (đun nóng ở nhiệt độ dưới 40oC) nên có chi phí thấp (tiết kiệm nhiên liệu), dễ thực hiện và thao tác cũng đơn giản hơn so với phương pháp sản xuất xà phòng nóng (đun nóng ở nhiệt độ từ 70 - 80oC).
Theo đánh giá của Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng: xà phòng dây vác, rửa tay mau sạch, không làm rít da như một số xà phòng khác. Đặc biệt, điểm mới của nghiên cứu này là 2 bạn đưa dây vác vào sản phẩm của mình (thành phần này chưa thấy công bố đối với các loại xà phòng diệt khuẩn hiện có trên thị trường) kết hợp với tinh bột nghệ, hàm lượng dầu dừa còn dư sau khi phối trộn với hỗn dịch kiềm - dây vác và lượng glicerol được tạo ra trong phản ứng xà phòng hóa đã giúp cho sản phẩm này vừa có tác dụng diệt khuẩn, vừa có công dụng dưỡng da rất tốt.
Tuấn Anh, Trọng Phúc cùng GV Trường THPT Tân Hiệp chụp ảnh lưu niệm với Ban tổ chức.
Cô Lê Thị Thanh Loan lấy trong tủ ra khá nhiều bảng thuyết minh sản phẩm tự làm của học sinh các trường tham dự các cuộc thi sáng tạo. Cô cho biết trường THPT Tân Hiệp trước đây có nhiều học sinh rất thích sáng tạo, không ít bạn học sinh đem đến trường sản phẩm biểu diễn bạn bè, thầy cô vào giờ chơi, sau giờ học…nhưng chưa mạnh dạn tham gia các cuộc thi. Cô tin rằng sau giải thưởng của Tuấn Anh và Trọng Phúc sẽ góp phần truyền cảm hứng cho học sinh của trường.
XUÂN UYÊN (theo Mực Tím)
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận