Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (tên gọi mới của môn Giáo dục công dân) được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp và nguyện vọng của học sinh khối trung học phổ thông.
Trong buổi thi sáng 28-6, bạn Nguyễn Ngọc Bảo Trâm (lớp 12 CH2, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) cho biết hài lòng với lựa chọn tổ hợp khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, giáo dục công dân) để thi tốt nghiệp THPT.
Trâm chia sẻ: "Đề giáo dục công dân rất dễ, các câu đầu như "cho điểm" thí sinh. Những câu còn lại dài, nhưng cũng không làm khó hoặc đánh đố. Giáo dục công dân là môn mình ôn ít nhất so với lịch sử, địa lý, nhưng bài làm lại khiến mình hài lòng nhất".
Bạn Phương Giao (học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM) hé lộ, bạn biết năm nay là năm cuối cùng môn giáo dục công dân (theo chương trình 2006) xuất hiện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, bạn không quá lo lắng.
Ngược lại, Giao khá tự tin vào lựa chọn tổ hợp khoa học xã hội. Cô bạn cho biết: "Dù là năm cuối nhưng thầy cô vẫn giảng bài và ôn tập cho tụi mình rất kỹ. Hơn nữa, mình nghĩ Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra đề không quá khó trong năm cuối này". Kết quả, Giao đã làm bài thi rất tốt.
Bạn Lại Nguyễn Minh Thông (học sinh lớp 12D1, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) hồ hởi cho biết, đề thi tổ hợp xã hội khá vừa sức. Riêng môn giáo dục công dân được Thông nhận định là rất dễ.
Minh Thông nói thêm: "Năm sau, các em 2k7 sẽ theo chương trình giáo dục mới. Trong đó, môn giáo dục công dân 12 có nhiều thay đổi nhất bởi không còn cái tên cũ. Mình cảm thấy tiếc nuối bởi môn giáo dục công dân cũng theo lứa 2k6 chúng mình "tốt nghiệp"".
Môn giáo dục kinh tế và pháp luật sẽ có nội dung chủ yếu là những kiến thức cơ bản về kinh tế, pháp luật phù hợp với lứa tuổi. Môn học này cũng mang tính ứng dụng, thiết thực đối với đời sống và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Ngoài ra, kiến thức môn giáo dục kinh tế và pháp luật cũng được lồng ghép với các nội dung giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giúp học sinh hình thành nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân.
Môn giáo dục kinh tế và pháp luật sẽ hướng tới các học sinh có sự quan tâm, hứng thú hoặc định hướng nghề nghiệp liên quan đến các ngành giáo dục chính trị, giáo dục công dân, kinh tế, hành chính, pháp luật,…
Trước đó, học sinh các khối lớp 10, 11 trên cả nước đã được học bộ môn này theo chương trình mới (chương trình giáo dục phổ thông 2018) từ năm học 2022 - 2023.
Như vậy, sau gần 15 năm thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, đến năm 2025, môn Giáo dục công dân 12 chính thức đổi tên thành Giáo dục kinh tế và pháp luật với nhiều điểm mới, khắc phục những hạn chế, hoàn thành những mục tiêu mà chương trình cũ chưa đạt được.
Trong phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thí sinh chỉ cần thi 4 môn, trong đó, 2 môn ngữ văn và toán là bắt buộc.
Với 2 môn còn lại, thí sinh được lựa chọn trong số các môn được học ở chương trình lớp 12, bao gồm: ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ.
Môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.
Bộ GD-ĐT dự kiến công bố điểm thi tốt nghiệp THPT vào 8h ngày 17-7-2024. Thí sinh có thể xem điểm nhanh tại https://tuoitre.vn/diem-thi.htm, hoặc tại trang quản lý thi của bộ.
Ngày 20-7, báo Tuổi Trẻ phối hợp Bộ GD-ĐT tổ chức Ngày hội tư vấn xét tuyển với sự tham gia của hàng trăm trường đại học, cao đẳng, đơn vị giáo dục trong và ngoài nước. Tại ngày hội, các chuyên gia sẽ giải đáp mọi câu hỏi liên quan đến quy trình xét tuyển, cách thức đăng ký, xử lý, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ.
Chương trình diễn ra tại khuôn viên Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM (quận 10, TP.HCM) và khuôn viên Đại học Bách khoa Hà Nội, vào cửa tự do, mời phụ huynh và thí sinh tham gia.
Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và cơ sở giáo dục có nhu cầu đăng ký gian tư vấn có thể liên hệ số điện thoại 090 9267677 gặp anh Hồng Hiếu, email: ngayhoituyensinh@gmail.com, hoặc đăng ký trực tuyến tại địa chỉ https://ssc.hcmut.edu.vn/ngayhoituoitre. Các trường ngoài TP.HCM có thể liên hệ văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội: 72A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - điện thoại: (024) 3847.3663, 3847.3664.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận