Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
CÓ MỘT THẾ GIỚI PHÍA NGOÀI ĐẠI DƯƠNG
Đây là tổ chức tình nguyện do tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tại Việt Nam thực hiện. Sau 40 phút di chuyển bằng tàu, khu bảo tồn biển Hòn Cau dần dần hiện ra với lá cờ Tổ Quốc bay trong gió. Hòn Cau là khu bảo tồn biển đa dạng bậc nhất Việt Nam, trong đó có hệ sinh thái thảm cỏ biển và rạn san hô nguyên thủy với hơn 239 loài trải hơn 20 km. Biển Hòn Cau là ngôi nhà chung của nhiều sinh vật biển, trong đó có các lòa quý hiếm như cá voi, cá heo và rùa biển – loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Trên đảo, khí hậu vốn khô cằn nên không thể trồng được rau, thực phẩm chủ yếu được mang đến từ đất liền. Lượng nước ngọt và điện rất hiếm nên mọi người nhắc nhở nhau phải xài thật tiết kiệm, tránh lãng phí. Sau khi nghỉ ngơi lấy lại sức, bọn tớ bắt đầu chuẩn bị bữa ăn và phân công nhiệm vụ từng ngày như lặt rau, dọn dẹp chén bát và phân chia nhóm “đi rùa”.
TRẮNG ĐÊM VỚI MƯA GIÓ Ở BÃI RÙA
Chiều đến, cả bọn được chú Nguyễn Trọng Bằng (Khu bảo tồn biển Hòn Cau) dẫn đi tham quan các bãi đẻ của rùa và làm quen với địa hình trên đảo. Hòn Cau có 7 bãi biển, trong đó có 2 bãi rùa thường xuyên ghé thăm. Theo chú, rùa mẹ thường lên để trứng vào ban đêm, mỗi lần đẻ trung bình từ 100 – 200 trứng. Giai đoạn ấp trứng kéo dài 45 - 50 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ của cát mà quyết định giới tính của rùa con. Điều đặc biệt của loài rùa biển là dù có di cư kiếm ăn bao xa đi nữa thì chúng vẫn sẽ về chỗ cũ, đúng bãi cát nơi mình đã sinh ra để đẻ trứng, sự vượt cạn ấy là cả một hành trình gian nan.
Sau bữa tối, các thành viên trong nhóm bắt đầu chuẩn bị lều, túi ngủ, đèn pin và ít vật dụng cá nhân để lên đường thực hiện nhiệm vụ ngay đêm đầu tiên “canh rùa đẻ”. Để đến được bãi rùa, bọn tớ phải trekking con đường xuyên đảo đầy cát, leo lên những khối núi đá cao và băng qua những đồi dương trên đảo. Chính vì địa hình khá khó khăn nên bọn tớ bắt buộc phải mang ủng cao đến đầu gối để đề phòng rắn và côn trùng tấn công. Bóng tối dày đặc, bọn tớ phải dò dẫm từng bước một theo ánh đèn pin. Khí trời về đêm thật dễ chịu. Tớ dừng lại, hít hà thưởng thức mùi hương đặc trưng của biển xông lên mũi giữa bầu không khí trong lành.
Bãi San hô nơi mọi người hạ lều trực rùa lên bãi đẻ trứng.
Gần đến nơi dự báo rùa sẽ “nằm ổ”, chú Bằng tắt đèn pin, yêu cầu mọi người đi nhẹ nhàng, không nói lớn tiếng và cũng không bật điện thoại, bởi ánh sáng và tiếng động sẽ làm rùa hoảng sợ bỏ đi ngay. Một tuần trên đảo, bọn tớ được phân công trực ở bãi Đá và bãi San hô sát bờ biển. Chọn ra vị trí bằng phẳng và rộng nhất đủ chỗ ngủ cho mọi người, bọn tớ bắt đầu dựng lều, trải túi ngủ, chia ca trực đêm.
Trời về đêm càng trở lạnh, thỉnh thoảng vài cơn mưa rào ngang qua rồi chợt tắt, mọi người cuộn tròn mình lại trong túi ngủ để tránh gió, tránh mưa bên tiếng sóng vỗ đều đều đập từng cơn tung bọt trắng xóa.
Từ phía biển, bỗng phát ra âm thanh sột soạt trên cát, chú Bằng khẽ tiếng: “Rùa về”. Ai nấy đều im lặng lắng nghe. Thông thường, rùa mẹ sẽ lên khảo sát tình hình, nấu thấy an toàn sẽ lựa chỗ có cát mềm rồi đẻ trứng. Nếu bãi có người và tiếng động lạ, rùa mẹ sẽ quay về biển đợi hôm sau lên đẻ tiếp. Sau một lúc quan sát, chú Bằng bắt đầu ra hiệu cho những “bà đỡ” bắt đầu nhiệm vụ “đi rùa”.
Rùa mẹ dùng hai vây sau để đẻ đào cát thành một hố to, việc đẻ trứng mất rất nhiều thời gian và vất vả. Khi đẻ, rùa thở nặng nhọc, có khi còn chảy cả nước mắt. Rùa đẻ xong cẩn thận lấp thật kĩ ổ trứng lại , dùng vây xóa dấu vết rồi trở về biển. Từ đó, Rùa mẹ và rùa con không bao giờ gặp nhau nữa.
BIỂN LÀ NHÀ CỦA RÙA
Bãi ấp trứng rùa biển do các bạn tình nguyện viên xây dựng tại Hòn Cau.
Khi bình minh của ngày mới ló dạng, cũng là lúc bọn tớ hoàn thành một đêm làm “bà đỡ”, mọi người đều mệt mỏi vì mất ngủ, nhưng ai cũng cảm thấy vui. Có trải nghiệm mới biết được sự vất vả của các anh chị bảo tồn rùa.
Rùa đẻ xong, lúc này phôi rùa tạm ngưng hoạt động khoảng 4 tiếng, nhiệm vụ của bọn tớ là phải di dời trứng về bãi ấp rùa để đảm bảo sự an toàn và tránh trứng hỏng. Sau đó, ở mỗi hố ấp sẽ được ghi chú cẩn thận, thông tin về ngày tháng trứng được sinh ra, số thứ tự cũng như số trứng dưới tổ. Đến thời điểm thích hợp, những chú rùa con sẽ tự phá tung vỏ bọc, đội cát ngoi lên để khẳng định sự có mặt của mình.
Mất khoảng 30 năm rùa mẹ mới quay về đất liền đẻ trứng và 40 -50 ngày để nở thành rùa con.
Biển là nhà, về với biển, rùa con sẽ bắt đầu những cuộc hành trình mới, nếu sống sót chúng sẽ thực hiện những chuyến du hành vĩ đại trong lòng đại dương. Rùa biển không bao giờ lạc đường, từ trường Bắc Nam là tấm bản đồ vô hình của chúng. Nó có thể xác định vị trí của mình ở bất kì đâu trong lòng đại dương, và đại dương bao la chính là nhà của chúng.
Những bảng khẩu hiệu được bọn tớ thiết kế nhằm nhắc nhở ý thức giữ gìn vệ sinh biển đảo cho khách du lịch khi đến Hòn Cau.
Một tuần cách biệt với thế giới bên ngoài bọn tớ đã có những trải nghiệm đầy ý nghĩa để bảo vệ loài rùa biển như cải tạo các bãi đẻ của rùa, tuần tra và kết hợp dọn rác dọc các đường mòn trên đảo, tuyên truyền cho khách du lịch về công tác vệ sinh môi trường…
Một tuần đầy ý nghĩa.
TÂM HUỲNH
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận