Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Mở sách ra, thấy bà Triệu Thị Trinh (225 - 248) nói câu này: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Lúc đó Bà Triệu mới 19 tuổi, đang bỏ nhà vô núi chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc thì người nhà nhắn về lấy chồng.
Lá cờ khởi nghĩa của Trần Quốc Toản (1267 - ?) bay phần phật suốt chiều dài lịch sử với sáu chữ “Phá Cường Địch, Báo Hoàng Ân” từ năm ông chỉ mới 16 tuổi.
Còn chị Võ Thị Sáu (1933 - 1952), trước khi bị địch xử bắn, chị đã hùng hồn: “Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người”. Chị hy sinh ở tuổi 19.
… Không thể kể hết những anh hùng tuổi mới lớn được sử sách ghi lại. Cuộc đời họ ngắn ngủi, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, nhưng vì sao hành động của họ, ứng xử của họ, lời nói của họ lại đầy khí phách, có sức sống mạnh mẽ, bền lâu như vậy? Nhiều câu nói trong số đó đã trở thành biểu tượng, thành ngọn đèn soi sáng nhiều thế hệ, như câu nói của anh Lý Tự Trọng (1941 - 1931) mà nhiều người trong chúng ta thuộc nằm lòng: “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng, không thể có con đường nào khác”.
Vâng, “không thể có con đường nào khác”, vì thanh niên là lứa tuổi có đủ năng lượng để làm việc lớn, đủ táo bạo để làm việc nguy hiểm, đủ mưu trí để tháo gỡ khó khăn, đủ ước mơ để chinh phục các thử thách. Trong bối cảnh nước mất nhà tan, chẳng có khát khao nào to hơn là đất nước sạch bóng quân thù, người dân thoát khỏi xiềng xích, nô lệ, chết chóc… Các anh hùng của chúng ta, mỗi người một cách, đã góp cái trí, dũng và sức mạnh thanh xuân của mình để cùng cha anh đương đầu với địch, vì họ đinh ninh hễ còn bóng giặc, đất nước không ai được hạnh phúc, yên bình. Những câu nói của các nhân vật lịch sử được hậu thế lưu truyền là sự bày tỏ tự nhiên của một thái độ sống, và có lẽ trong thời khắc ấy chính họ cũng không nghĩ đó là sự kết tinh của một lý tưởng đã được giác ngộ. Chính vì vậy, họ mới trở thành anh hùng và chúng ta có những bài học đắt giá.
Năm 2011 có một sự kiện đặc biệt: Hài cốt anh Lý Tự Trọng được tìm thấy ở công viên Lê Thị Riêng, nơi thực dân Pháp tử hình anh năm 1931. Ngày 30/4/2011, anh được đưa về an nghỉ ở quê nhà (xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) sau 80 năm gia đình, họ hàng không biết anh nằm đâu. Dịp này, một bạn học sinh nêu suy nghĩ: Hồi chiến tranh, con đường của thanh niên là con đường cách mạng là đúng rồi. Bây giờ cách mạng đã thành công, câu nói của anh Lý Tự Trọng chỉ còn có ý nghĩa trong lịch sử...?
Nếu hiểu “cách mạng” chỉ là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thì hạn hẹp quá. Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi cái tốt”. Như vậy thời nào cũng cần phải làm cách mạng. Sau năm 1975, dù non sông đã liền một dải, cả nước vẫn sục sôi khí thế cách mạng: Xây dựng cuộc sống mới, con người mới. Lịch sử Đoàn còn ghi lại hình ảnh lớp lớp thanh niên thành phố thời đó đi khai phá đất hoang trồng rừng, làm thủy lợi, xóa mù chữ, xây cầu, làm đường...
Chẳng nói đâu xa, ở thì hiện tại, chữ “cách mạng” cũng đang trở thành một thôi thúc của cuộc sống khi đi cùng với tên gọi “công nghiệp 4.0”. Trong cuộc cách mạng này, thanh niên được đặt nhiều kỳ vọng nhất và chúng ta đủ sức gánh vác trách nhiệm thế hệ. Sức trẻ của chúng ta được nuôi dưỡng từ bầu khí quyển hòa bình, từ đất đai tự do được cha ông đánh đổi, chắt chiu, vun đắp, nên chúng ta có tố chất thông minh, cơ thể khỏe mạnh, đầu óc nhạy bén nắm bắt xu hướng, tiếp thu những thành tựu mới. Nếu vài năm trước, những “trí tuệ nhân tạo”, “vạn vật kết nối”...còn là khái niệm trừu tượng thì bây giờ nhiều bạn trẻ đã ghi tên mình vào đô thị thông minh như là đồng tác giả. Báo Mực Tím ở gần đây có hẳn chuyên đề Học trò 4.0, Cư dân trẻ đô thị thông minh để đồng hành với sự sáng tạo của các “nhà cách mạng” còn ngồi trên ghế nhà trường. Họ đang tìm cách giải quyết những vấn đề rất cụ thể trong cuộc sống. Chẳng hạn, để giảm ùn tắc giao thông, nhóm bạn của Tống Chí Thông (sinh viên trường Đại học Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM), gắn những chiếc camera trên đường Võ Văn Kiệt. Xe đi qua camera máy tính, máy tính sẽ dựa trên số pixel ảnh di chuyển để phân tích số lượng xe máy, ô tô, tỉ lệ lệ xe rẽ vào các nút giao lộ... những dữ liệu này được máy tính toán rồi đưa ra quy định thời gian đèn xanh, đèn đỏ phù hợp với thực tế.
Hay câu chuyện cảm động về bạn Thanh Hải (học sinh trường THPT Marie Curie) bị bại liệt từ nhỏ, hàng ngày cậu đến trường bằng đôi chân của mẹ, nhà cậu trên tầng 5 một chung cư cũ không có thang máy, thương mẹ mỗi ngày phải cõng mình lên xuống 100 bậc thang, tới nhà chưa kịp thở lại còn loay hoay mở khóa cửa, cậu bạn đã chế ra một cái remote tự động mở cửa khi cậu chạm tay vào. Bạn có biết ứng dụng Lalas (tải từ CH Play)? Đây là ứng dụng cho bạn làm từ thiện thông minh, nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả, chỉ cần mở Lalas lên xem video quảng cáo (15 - 30 giây/lần) là bạn đã góp phần giúp đỡ những mảnh đời khó khăn (nhờ số tiền mà các doanh nghiệp trả cho Lalas - Kết nối triệu tấm lòng). Sáng tạo của nhóm sinh viên Đại học Công nghiệp, Đại học FPT, Học viện Bưu chính Viễn thông đã làm hoạt động tình nguyện vì cộng đồng chuyển sang một phương thức mới…
Rõ ràng làn sóng cách mạng 4.0 đang cuồn cuộn trong mỗi ngóc ngách đời sống. Bạn đứng ở đâu trong làn sóng đó?
Để làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, anh Lý Tự Trọng và biết bao anh hùng khác đã phải chịu cảnh tù đày, bị tra tấn, hy sinh máu xương. Để làm cách mạng về kinh tế, văn hóa, kỹ thuật, bao nhiêu tài trí Việt Nam đã dày công học tập, miệt mài trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu cả thế giới rộng lớn. Không có con đường cách mạng nào được rải hoa hồng, kể cả con đường gần gũi nhất của mỗi người và là khởi đầu cho mọi cuộc cách mạng vĩ đại là tự thoát khỏi chủ nghĩa cá nhân, hướng lý tưởng đời mình vào lợi ích dân tộc. Trong hành trình khẳng định giá trị bản thân, ta vẫn nghe bên tai những lời tin yêu của Bác: “Đảng ta đã đào tạo ra một thế hệ thanh niên cách mạng, gái cũng như trai, rất hăng hái, dũng cảm trong mọi công tác. Đó là những bông hoa tươi thắm trong chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhân dân ta và Đảng ta rất tự hào có những con người xứng đáng như thế!” (trích tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh, năm 1969).
NGUYỄN KHẮC CƯỜNG
Đồ họa: TRÀ NGUYỄN
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận