Bão mặt trời gây hiện tượng cực quang (aurora) khiến nhiều người thích thú

Thứ sáu, 11/10/2024 09:49 (GMT+7)

Tối qua 10-10 (theo giờ Mỹ), nhiều khu vực thuộc các nước châu Âu xuất hiện cực quang. Đây là hiện tượng do bão mặt trời gây ra.

Bão mặt trời gây hiện tượng cực quang (aurora) khiến nhiều người thích thú- Ảnh 1.

Hiện tượng cực quang (aurora) quan sát ở Oxford, Anh - Ảnh: @_BH15.02

Trước đó, theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian (SWPC) của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), một cơn bão mặt trời với cường độ cao sẽ diễn ra trong hai ngày từ 10-10 đến 11-10. Đây cũng là nguyên nhân xuất hiện hiện tượng cực quang.

Cụ thể, một đợt phun trào khối lượng vành nhật hoa (CME) đã xảy ra trong tối 8-10 và dự kiến sẽ đổ bộ vào Trái Đất vào khoảng sáng sớm cho đến 12 giờ trưa (theo giờ miền Đông nước Mỹ) ngày 10-10. Bão mặt trời này có khả năng kéo dài đến hết ngày 11-10. 

Tốc độ của CME này ước tính đạt 1.300km/giây. Trong đó, CME là tên gọi của các vụ nổ plasma và từ trường từ lớp vành nhật hoa của Mặt Trời. Khi chúng hướng trực tiếp về phía Trái Đất, chúng có thể gây ra các cơn bão từ.

Bão mặt trời gây hiện tượng cực quang (aurora) khiến nhiều người thích thú- Ảnh 3.

Hiện tượng cực quang (aurora) quan sát tại London, Anh - Ảnh: @__ANH.THU_

Đáng chú ý, các nhà dự báo thời tiết đã ban hành cảnh báo bão từ cấp 4 (cấp độ nghiêm trọng) trên thang bão địa từ của SWPC (từ 1 đến 5). Cấp này được cảnh báo có thể làm gián đoạn thông tin liên lạc, lưới điện và hoạt động vệ tinh. 

Cũng theo NOAA, hiện tượng cực quang (aurora) có thể quan sát được tại phần lớn các khu vực miền Bắc nước Mỹ, thậm chí có thể xa tới bang Alabama và phía Bắc của bang California.

Dưới đây là một số hình ảnh khác về hiện tượng cực quang tối ngày 10-10:

Bão mặt trời gây hiện tượng cực quang (aurora) khiến nhiều người thích thú- Ảnh 4.

Ảnh: @_BH15.02

Bão mặt trời gây hiện tượng cực quang (aurora) khiến nhiều người thích thú- Ảnh 5.

Ảnh: @_BH15.02

Bão mặt trời gây hiện tượng cực quang (aurora) khiến nhiều người thích thú- Ảnh 6.

Ảnh: @_BH15.02

Bão mặt trời gây hiện tượng cực quang (aurora) khiến nhiều người thích thú- Ảnh 7.

Ảnh: @_BH15.02

Cực quang là gì?

Cực quang được hiểu đơn giản là hiện tượng màu sắc của các dải ánh sáng trên bầu trời xuất hiện vào ban đêm.

Cực quang được hình thành do sự bức xạ từ. Theo thiên văn học, hiện tượng này được sinh ra do sự tương tác của tầng khí quyển bên trên của hành tinh cùng với các hạt mang điện tích từ gió mặt trời.

Hiện tượng cực quang diễn ra mạnh nhất thường là sau khi xảy ra sự phun trào ánh sáng của Mặt Trời.

Ở Trái Đất, cực quang diễn ra ở nam và bắc bán cầu. Nếu cực quang xuất hiện ở bắc bán cầu thì được gọi là bắc cực quang. Ngược lại, nếu cực quang xuất hiện ở nam bán đầu thì được gọi là nam cực quang.


Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: