Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Đó là than thở của cô bạn Lê Anh Thư (lớp 12, Trường THPT Trần Văn Giàu, quận Bình Thạnh). Mỗi ngày, Thư phải học hơn 12 tiếng đồng hồ. Cụ thể, từ 7h sáng đến 5h chiều là thời gian học trên lớp, từ 6h đến 9h tối bạn lại “chạy show” học thêm. Với lịch học dày đặc, Anh Thư gần như không có thời gian ngồi ăn bữa cơm trọn vẹn cùng gia đình. Bạn chỉ có thể ăn vội gói mì, ổ bánh... để kịp đến lớp học thêm. Hôm nào tan trường trễ, bạn đành nhịn đói đi học tiếp. Phải đến tận khuya, Anh Thư mới có thời gian ăn cơm mẹ nấu để dành từ chiều. Bữa ăn cũng vội vàng bởi bạn còn phải làm bài tập trên lớp.
Thư tâm sự: “Do năm nay là năm cuối cấp nên ba mẹ cho mình học thêm các môn thi từ rất sớm. Mình vừa phải học trên lớp, vừa ôn kiến thức, vừa giải đề thi... Lượng bài vở khổng lồ khiến mình rất đuối, thường nhầm công thức. Có những hôm mình phải thức tới 2 - 3h sáng để làm bài. Khi đến trường, mình rất buồn ngủ, đầu óc mơ màng không tiếp thu được gì”.
Đồng cảm với Anh Thư, bạn Hồ Anh Thy (cựu học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh) vẫn còn ám ảnh những ngày chạy đua với thời gian của năm học cuối cấp. Thy kể: “Sau khi tan trường, mẹ chở mình đến chỗ học thêm cách đó 7km. Ngồi sau xe, mình tranh thủ lót dạ bằng ổ bánh mì. Có lần, do sợ trễ giờ học, mẹ chạy nhanh, thế là hai mẹ con suýt ngã ra đường. Sợ nhất là những hôm kẹt xe, mình về nhà rất trễ, không có thời gian ôn bài trên lớp”.
“Mình không có khái niệm cuối tuần luôn. Sau một tuần mệt mỏi, cuối tuần mình lại tất bật với các môn kỹ năng, làm bài tập trên lớp, giải đề thi đại học...”- Anh Thy ám ảnh.
Không chỉ học cả ngày trên lớp, học thêm miệt mài, nhiều teen còn phải hoàn thành lượng bài tập về nhà khá “khủng”: “Có lần, mình nợ thầy cô một lúc hai bài văn nghị luận, ba đề Toán, hai đề tiếng Anh... Chỉ nghĩ đến những con số ấy thôi mình đã “choáng”. Đó là chưa kể mình còn phải soạn bài thuyết trình, làm bài tập ở lớp học thêm...” - Anh Thư kể khổ.
Bạn Nguyễn Đức Kiệt (Đại học Wollongong (Úc)) từng khiến bạn bè trầm trồ vì đạt nhiều thành tích cao như: Huy chương đồng môn Lịch sử 11 Hội thi Olympic tháng 4 TP.HCM mở rộng năm 2021, giải nhì cuộc thi Khoa học Kỹ thuật học sinh trung học TP.HCM năm 2021- 2022, danh hiệu “Cán bộ đoàn xuất sắc” cấp trường năm 2019 - 2020...
Dù bận rộn với các hoạt động đoàn hội nhưng Kiệt vẫn sở hữu thành tích học tập xịn xò. Chia sẻ về bí kíp, Đức Kiệt hé lộ cốt lõi của việc quản lý thời gian là làm việc có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. “Mình lên thời gian biểu cho những việc phải làm (to do list) trong từng tuần, đồng thời theo dõi chặt chẽ quá trình thực hiện. Mình cũng ép bản thân phải hoàn thành những đầu việc trong một ngày, tuyệt đối không “để mai làm”. Việc nào quan trọng mình sẽ ưu tiên, sau đó đến những việc ít quan trọng hơn. Khi hoàn thành kế hoạch tuần, mình sẽ... tự thưởng cho bản thân. Phần thưởng có thể là một ly trà sữa hoặc mua một món đồ yêu thích. Ngoài ra, để tránh việc bị cuốn vào các tin tức, drama trên mạng xã hội, mình đã xóa luôn TikTok”.
Đức Kiệt cũng tiết lộ, để đạt hiệu quả cao trong học tập, bạn sử dụng ma trận Eisenhower. Theo ma trận này, bạn sẽ chia công việc thành bốn mức độ: công việc quan trọng, khẩn cấp; công việc không quan trọng; công việc không khẩn cấp; công việc cần loại bỏ. “Bằng cách phân loại nhiệm vụ theo mức độ quan trọng và khẩn cấp, ma trận Eisenhower giúp mình tập trung vào việc quan trọng nhất, tiến hành đúng tiến độ. Dựa vào đó, mình biết được những công việc nào không quan trọng và chưa thực sự cần thiết” - Kiệt đúc kết.
Cũng như Đức Kiệt, “con nhà người ta” Lương Anh Huy (sinh viên Đại học Công nghệ thông tin - Đại học quốc gia TP.HCM) khiến bạn bè ngưỡng mộ khi nhiều năm liền là học sinh giỏi, có điểm trung bình trên 9. Huy thú nhận, bạn từng không biết tận dụng quỹ thời gian của mình. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và áp dụng phương pháp quản lý thời gian 40 - 30 - 20 - 10, Huy học hành hiệu quả hơn.
Theo phương pháp này, thời gian được phân bổ như sau: thời gian cho những công việc quan trọng nhất: 40%, thời gian cho những việc quan trọng thứ hai: 30%, thời gian cho những việc quan trọng thứ ba: 20% và thời gian kết hợp mọi việc: 10%. Bạn lần lượt thực hiện công việc theo thứ tự ưu tiên từ thứ nhất đến thứ ba và chỉ dành một chút thời gian cho những công việc khác. Ngoài ra, bạn cũng dành thời gian giải trí giữa các giờ học, ra ngoài hít thở hoặc tập thể dục.
Không những thế, Huy còn sử dụng các app giúp tập trung hiệu quả. Bạn cũng tắt các thông báo từ mạng xã hội. Huy tâm sự: “Nhờ phương pháp này mà mình sử dụng thời gian cho những việc cần thiết, hạn chế được việc mất tập trung. Cứ mỗi tuần mình sẽ dành 1 - 2 tiếng để đi dạo, đi chơi cùng bạn bè, đi ăn cùng gia đình. Sau khi thư giãn, mình học hành hiệu quả hơn”.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận