Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Bệnh bạch hầu được cha đẻ Y học Hippocrates miêu tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Theo một số ghi chép, nó đã hoành hành ở khu vực Ai Cập cổ đại và Syria.
Từ thế kỷ 17 đến nay, thế giới đã trải qua nhiều đợt bùng phát dịch bạch hầu nghiêm trọng.
Dịch bạch hầu bắt đầu hoành hành dữ dội ở châu Âu từ thế kỷ 17. Năm 1613, Tây Ban Nha hứng chịu trận đại dịch. Và năm 1613 được gọi là "Năm Bạch Hầu" trong lịch sử nước này.
Sang thế kỷ 18, bệnh lan rộng đến các thuộc địa ở Mỹ. Năm 1735, một trận đại dịch bạch hầu quét qua khu vực New England. Trong vòng vài tuần, nhiều gia đình có người mắc bệnh đều lần lượt tử vong.
Năm 1921, Mỹ có hơn 200.000 người nhiễm và 15.500 người tử vong vì bạch hầu. Năm 1924, Canada ghi nhận 9.000 trường hợp mắc bệnh. Bạch hầu là nguyên nhân gây tử vong số 1 cho trẻ em dưới 14 tuổi ở Canada giai đoạn này.
Năm 1943, chiến tranh thế giới thứ 2 gây ra đợt bùng phát dịch bạch hầu khắp châu Âu, với khoảng 1 triệu ca nhiễm và 50.000 người chết. Những năm 1990, bệnh bạch hầu khiến hơn 80.000 người nhiễm và 2.000 người tử vong ở Nga.
Giai đoạn 2014 - 2019, dịch bạch hầu bùng phát ở nhiều nước như Indonesia, Venezuela, Haiti và cộng đồng người tị nạn Rohingya ở Bangladesh.
Suốt thời gian dài, bệnh bạch hầu được người dân các nước gọi bằng nhiều tên khác nhau như "kẻ bóp cổ", "bệnh họng"...
Mãi đến năm 1826, bác sĩ người Pháp Pierre Bretonneau mới đặt cho nó tên chính thức là "Diphtérite". Chữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "da", mô tả lớp màng kỳ lạ trong cổ họng bệnh nhân.
Năm 1883, nhà vi trùng học người Đức gốc Thụy Sĩ Edwin Klebs xác định được vi khuẩn gây bệnh bạch hầu. Nó có dạng hình que.
Một năm sau, nhà vi khuẩn học người Đức Friedrich Loffler lần đầu tiên nuôi cấy được mầm bệnh và làm sáng tỏ quá trình tạo ra độc tố.
Năm 1890, nhà vi khuẩn học người Đức Emil Adolf von Behring và bác sĩ người Nhật Shibasaburo Kitasato cùng nhau xuất bản một bài báo. Họ đề xuất liệu pháp huyết thanh để gây miễn dịch cho bệnh uốn ván và bệnh bạch hầu.
Năm tiếp theo, Behring cùng bác sĩ Erich Wernicke thực hiện các thí nghiệm trên chuột lang. Họ đã thành công trong việc tiêm phòng cho chuột lang chống bệnh bạch hầu. Thành công này giúp Behring nhận giải thưởng Nobel về sinh lý học - y học năm 1901.
Năm 1923, vắc xin giải độc tố bạch hầu chính thức ra đời, thay đổi đáng kể cục diện dịch bệnh trên toàn thế giới. Nhưng phải đến năm 2003, các nhà khoa học mới có thể giải trình tự gene đầy đủ của vi khuẩn bạch hầu Corynebacterium diphtheria.
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thuộc họ Corynebacteriaceae gây ra. Nó có khả năng lây lan mạnh, nhanh chóng tạo thành dịch.
Giai đoạn khởi đầu, bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu có các triệu chứng giống như viêm họng (đau họng, ho, nuốt khó, nuốt đau, sốt...). Nếu không điều trị kịp thời, một số trường hợp có tiến triển bệnh nặng và ác tính.
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) xếp bệnh bạch hầu thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận