Căn bệnh suy thận không thể vắt kiệt ý chí của Huỳnh Văn Sinh

avatar NHẬT LINH

Thứ năm, 19/10/2023 12:18 (GMT+7)

Mắc chứng thận hư bẩm sinh, cân nặng của chàng tân sinh viên nghèo Huỳnh Văn Sinh (ngành công nghệ thông tin, Trường đại học Khoa học Huế) chỉ nhích trên con số 30kg một tí.

Chàng tân sinh viên nghèo Huỳnh Văn Sinh (xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) bên góc học tập của mình - Ảnh: NHẬT LINH

Chàng tân sinh viên nghèo Huỳnh Văn Sinh (xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) bên góc học tập của mình - Ảnh: NHẬT LINH

Cha Huỳnh Văn Sinh là ông Huỳnh Tồn, từng là thợ mộc có tiếng của làng biển Vinh Thanh (xã Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Bỗng một ngày ông Tồn đổ bệnh, người đỏ rộp lên, tay chân cứng đờ không co duỗi vào được. Đi bệnh viện, bác sĩ bảo ông mắc phải chứng xơ cứng bì, không thể làm việc nặng được nữa.

Trợ cấp của người mẹ mắc bệnh tâm thần phân liệt là "thu nhập chính"

Kể từ ngày ông Tồn đổ bệnh, bà Nguyễn Thị Thố (vợ ông) đang mắc bệnh tâm thần phân liệt, không làm chủ được bản thân "bất đắc dĩ" trở thành "lao động chính" trong nhà.

Số là hằng tháng bà Thố được hưởng trợ cấp xã hội hơn 400.000 đồng hỗ trợ bệnh nhân tâm thần. Và số tiền đó chính là nguồn thu nhập chính nuôi sống 3 miệng ăn của gia đình ông Tồn qua ngày.

Sinh bị mắc chứng bệnh suy thận bẩm sinh, chỉ nặng hơn 30kg nên không thể làm việc gì quá nặng. Thi thoảng Sinh cùng bố đi nhặt nhạnh những nhánh tre khô kéo về nhà đặng mùa mưa làm củi nấu ăn - Ảnh: NHẬT LINH

Sinh bị mắc chứng bệnh suy thận bẩm sinh, chỉ nặng hơn 30kg nên không thể làm việc gì quá nặng. Thi thoảng Sinh cùng bố đi nhặt nhạnh những nhánh tre khô kéo về nhà đặng mùa mưa làm củi nấu ăn - Ảnh: NHẬT LINH

Niềm tự hào lớn nhất đối với ông Tồn là cậu con trai Huỳnh Văn Sinh của ông học rất giỏi. Từ lúc học phổ thông, Sinh đã nỗ lực học tập nhằm giành hết tất cả các học bổng ở trường để đưa về cho ba mẹ mua thêm mớ rau, con cá cải thiện bữa ăn.

Cậu sinh viên nghèo cũng dành dụm số tiền ít ỏi từ các giải thưởng kỳ thi học sinh giỏi để làm hành trang lận lưng lên phố nhập học.

Trong căn nhà cấp bốn mới được chính quyền cùng các nhà hảo tâm chung tay tài trợ sửa lại cho đỡ dột nát treo đầy giấy khen các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh mà Sinh từng giành lấy được.

Bệnh suy thận không vắt kiệt được ý chí

Mẹ của Sinh là bà Nguyễn Thị Thố bị bệnh tâm thần phân liệt. Hằng ngày Sinh cũng là người cho mẹ uống thuốc mỗi bận bà trở bệnh - Ảnh: NHẬT LINH

Mẹ của Sinh là bà Nguyễn Thị Thố bị bệnh tâm thần phân liệt. Hằng ngày Sinh cũng là người cho mẹ uống thuốc mỗi bận bà trở bệnh - Ảnh: NHẬT LINH

Hay tin Sinh đậu đại học, hàng xóm láng giềng ai cũng nể phục và thương cậu học trò nghèo. Thấy Sinh tranh thủ về thăm nhà, bà Huỳnh Thị Thơ (hàng xóm của Sinh) gọi với Sinh lại.

Bà dúi vào tay Sinh 4 quả trứng gà, chai xì dầu rồi nói rằng đây là tình cảm của hàng xóm láng giềng gửi lên phố thị cho cậu tân sinh viên nghèo hiếu học.

"Thương nó lắm, nghèo nhưng vượt khó học giỏi. Con nhà người ta đủ ăn, đủ mặc nhưng học hành chẳng vào đâu. Còn nó thì…", bà Thơ nghèn nghẹn.

Thầy Lê Văn Lộc (giáo viên chủ nhiệm của Huỳnh Văn Sinh ở Trường THPT Vinh Xuân) nói ông rất khâm phục tấm gương vượt qua bệnh tật để học tập của Sinh.

"Căn bệnh suy thận vắt kiệt sức khỏe của em ấy, nhưng không vì thế mà Sinh có ý định từ bỏ việc học. Trong lớp Sinh cũng thường giúp đỡ, kèm cặp các bạn học yếu các môn sinh, hóa…", thầy Lộc kể.

Câu chuyện của tân sinh viên Huỳnh Văn Sinh được Tuổi Trẻ Online ghi lại:

Vườn rau khoai cạnh nhà Huỳnh Văn Sinh. Gia cảnh khó khăn, mọi sinh hoạt phí đều dựa cả vào số tiền 400.000 đồng trợ cấp “tâm thần” của người mẹ, nên gần như bữa nào gia đình Sinh cũng chỉ ăn rau là món chính - Ảnh: NHẬT LINH

Vườn rau khoai cạnh nhà Huỳnh Văn Sinh. Gia cảnh khó khăn, mọi sinh hoạt phí đều dựa cả vào số tiền 400.000 đồng trợ cấp “tâm thần” của người mẹ, nên gần như bữa nào gia đình Sinh cũng chỉ ăn rau là món chính - Ảnh: NHẬT LINH

Ở nhà, Sinh cũng là đầu bếp chính. Nguyên do là Sinh bị suy thận nên không ăn được muối - Ảnh: NHẬT LINH

Ở nhà, Sinh cũng là đầu bếp chính. Nguyên do là Sinh bị suy thận nên không ăn được muối - Ảnh: NHẬT LINH

Hay tin Sinh trúng tuyển vào đại học, hàng xóm láng giềng ai cũng mừng. Bà Huỳnh Thị Thơ (hàng xóm của Sinh) gói ghém gửi cho cậu tân sinh viên nghèo quả trứng gà, chai xì dầu đem lên phố - Ảnh: NHẬT LINH

Hay tin Sinh trúng tuyển vào đại học, hàng xóm láng giềng ai cũng mừng. Bà Huỳnh Thị Thơ (hàng xóm của Sinh) gói ghém gửi cho cậu tân sinh viên nghèo quả trứng gà, chai xì dầu đem lên phố - Ảnh: NHẬT LINH

Bức tường treo hàng loạt giấy khen là góc quý giá nhất trong căn nhà của Huỳnh Văn Sinh - Ảnh: NHẬT LINH

Bức tường treo hàng loạt giấy khen là góc quý giá nhất trong căn nhà của Huỳnh Văn Sinh - Ảnh: NHẬT LINH

Sau bao nỗ lực, Huỳnh Văn Sinh đã chạm đến ước mơ trở thành tân sinh viên ngành công nghệ thông tin của Trường đại học Khoa học Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Sau bao nỗ lực, Huỳnh Văn Sinh đã chạm đến ước mơ trở thành tân sinh viên ngành công nghệ thông tin của Trường đại học Khoa học Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Hành trình trở thành một kỹ thuật viên công nghệ thông tin của Huỳnh Văn Sinh chỉ mới bắt đầu, bao khó khăn còn chờ đợi cậu sinh viên nghèo hiếu học trước mắt… - Ảnh: NHẬT LINH

Hành trình trở thành một kỹ thuật viên công nghệ thông tin của Huỳnh Văn Sinh chỉ mới bắt đầu, bao khó khăn còn chờ đợi cậu sinh viên nghèo hiếu học trước mắt… - Ảnh: NHẬT LINH

Tiếp sức cho 72 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Thừa Thiên Huế

Ngày mai 20-10, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho 72 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Thừa Thiên Huế. Tổng kinh phí chương trình hơn 1 tỉ đồng do Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế tài trợ (mỗi suất học học bổng trị giá 15 triệu đồng).

Đây là điểm trao thứ năm trong chương trình học bổng Tiếp sức đến trường năm 2023 dành cho tân sinh viên thuộc chương trình Vì ngày mai phát triển lần thứ 571 của báo Tuổi Trẻ.

Cách đây 20 năm, từ 6 tân sinh viên của Thừa Thiên Huế có hoàn cảnh khó khăn đầu tiên được tiếp sức, đến nay Câu lạc bộ Tiếp sức đến trường Thừa Thiên Huế đã tiếp sức cho 1368 tân sinh viên với tổng kinh phí học bổng hơn 11,6 tỉ đồng. Bên cạnh hỗ trợ suất học bổng nhiều thành viên của Câu lạc bộ còn nhận nuôi, hỗ trợ kinh phí sinh hoạt, phương tiện đi lại, việc làm… cho tân sinh viên xa nhà.

Ngoài tân sinh viên của Thừa Thiên Huế, chương trình còn trao cho 14 suất học bổng cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Quảng Ngãi đang theo học tại Đà Nẵng và Huế.

Đồ họa: SONG UYÊN

Đồ họa: SONG UYÊN

Bạn đọc ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ: 113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ: Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM; Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể Tỉnh/Thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Vượt bệnh tật, chàng sinh viên tròm trèm 30kg đến giảng đường - Ảnh 13.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: