Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Trương Thanh Tùng và các sản phẩm pháp lam- Ảnh: NGUYÊN THẢO
Pháp lam (còn gọi là nghệ thuật tráng men) tạo ra sản phẩm bằng cách phủ men nhiều màu sắc lên bề mặt kim loại như đồng, bạc, vàng rồi nung nhiều lần ở nhiệt độ cao. Khác với tráng men trên gốm sứ, pháp lam được thực hiện trên kim loại, và sử dụng loại men rất khác.
Nghệ thuật này được tìm thấy từ thời La Mã ở châu Âu và du nhập vào Việt Nam từ thời vua Minh Mạng (năm 1827). Với kỹ thuật kỳ công, pháp lam chủ yếu được sử dụng cho trang trí, kiến trúc trong hoàng cung. Sau đó nghệ thuật này đã bị thất truyền.
Mặt dây chuyền pháp lam - Ảnh: THANH TÙNG
Một sản phẩm pháp lam tinh xảo - Ảnh: THANH TÙNG
Ảnh: THANH TÙNG
Trong một lần xem ảnh, clip trên mạng, Thanh Tùng rất thích thú và tò mò với bộ môn này. Mong mỏi làm sống lại bộ môn đẹp đẽ, công phu, Thanh Tùng đã quyết định tìm hiểu cách làm. Tùng ngắm nghía chúng ở các bảo tàng, từ bảo tàng lịch sử TP.HCM đến bảo tàng cổ vật cung đình Huế...
Nghệ thuật pháp lam - Ảnh: THANH TÙNG
Những ngày đầu thiếu công cụ và tư liệu, cậu bạn mò mẫm từ một số tài liệu nước ngoài, sách cổ Việt Nam... để tạo ra những món đồ thủ công đầu tiên.
Tùng còn đăng bài trên các nhóm nước ngoài để hỏi thăm, tìm người hướng dẫn. Có rất nhiều kỹ thuật làm pháp lam, vì vậy bạn phải thử đi thử lại nhiều lần, từng bước dò dẫm để tìm ra cách làm của riêng mình.
Cậu bạn dùng những sợi đồng, bạc cực mảnh đắp lên miếng kim loại để tạo viền, rồi phủ màu. Tùng phải đính dây kim loại thật chắc và khít. Vì nếu không khi phủ màu lên, màu sẽ tràn qua các lỗ hổng, lem vào nhau. Những lần làm sai, Tùng phải bỏ đi làm lại từ đầu.
Tô màu pháp lam - Ảnh: NVCC
Phần gian nan nữa là lúc nung pháp lam. Bạn phải đổ màu rồi nung qua nhiều lần. Nếu nung không đúng nhiệt độ, lửa nhiều hay ít hơn một chút, các dây kim loại có thể bị biến dạng.
Sau công đoạn nung, Tùng tiếp tục mài tay rất nhiều lần, cho đến khi bề mặt pháp lam nhẵn bóng. Sản phẩm hoàn thành rất bền màu, có ánh sáng kim loại trông rất đẹp mắt.
Các bạn tham gia workshop - Ảnh: NVCC
Thanh Tùng cho biết, quyết định tập trung phát triển pháp lam là một thử thách lớn. Tùng cứ cần mẫn làm mọi thứ, đặt hết đam mê, tỉ mỉ của mình qua từng sản phẩm. Những mặt dây chuyền, tranh, mặt đồng hồ, bông tai... từ pháp lam Việt Nam lần lượt ra đời dưới bàn tay thành thục của cậu bạn. Nhiều người trầm trồ trước sự tinh xảo của những món đồ pháp lam “handmade in Việt Nam” này.
Bức tranh tinh xảo từ pháp lam của Tùng - Ảnh: NGUYÊN THẢO
Tùng đã tổ chức được các workshop làm pháp lam để giới thiệu bộ môn này đến những bạn trẻ. Tùng còn hướng dẫn các bạn sinh viên với đề án về pháp lam... Sắp tới, cậu bạn sẽ ra Hà Nội để chia sẻ về kỹ thuật này cho các kiến trúc sư của một doanh nghiệp.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận