Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
* Chào Thiện! Bạn chia sẻ một chút về cơ duyên trở thành nhân viên hợp đồng bảo tồn rùa biển thuộc Ban quản lí Vườn quốc gia Côn Đảo được không?
- Giữa lúc đang loay hoay không biết phải làm thế nào để có thể sang Bỉ du học, tình cờ mình được một chị làm trong tổ chức phi chính phủ giới thiệu chương trình ứng tuyển làm nhân viên hợp đồng bảo tồn rùa biển thuộc Ban quản lí Vườn quốc gia Côn Đảo.
Có hai lí do khiến mình quyết định nộp hồ sơ trong tích tắc. Thứ nhất, mình vốn là đứa có nhiều đam mê, thích tìm hiểu về các loài động vật. Thứ hai, 10 năm trước mình từng đến Côn Đảo du lịch cùng gia đình và đã rất mong một ngày nào đó được quay trở lại nơi đây. Hơn nữa, khi đọc một số thông tin về chương trình thì mình thấy đây còn là một công việc rất ý nghĩa, có tác động trực tiếp tới sự bảo tồn đa dạng sinh học, đúng với chuyên ngành mình đang theo đuổi. Thấy thế nên mình “nhích” thôi!
* Thiện chia sẻ cụ thể hơn về một ngày của bạn ngoài đảo xa diễn ra như thế nào nhé!
- Thông thường, một ngày mới bắt đầu từ 5 giờ 30 sáng. Các nhiệm vụ cố định cần phải làm ngay sau khi thức dậy bao gồm quét nhà, đun củi nấu nước. Sau đó, tùy thuộc vào tình hình thời tiết mà linh động làm các công việc tiếp theo. Hôm thì lượm rác ngoài bãi biển, khu rừng đước. Hôm thì vác đá tạo cảnh quan, dọn vườn gọn gàng hay thậm chí có hôm phải đi cưa tre, cưa gỗ để dựng chòi…
* Thế một chàng trai thành thị như Thiện liệu có bỡ ngỡ với những bài học đầu tiên của công việc “chân tay” không?
- Chắc chắn có rồi! Ngay cả công việc quét nhà được xem dễ dàng nhất mà mấy ngày đầu mình làm cũng rất chậm. Lí
do đơn giản thôi, nhà mình đó giờ toàn dùng máy hút bụi. Và hàng loạt những công việc khác như nấu cơm bếp củi, cưa tre, cưa gỗ bằng tay… đều khiến một đứa vốn dĩ quá lệ thuộc vào những thiết bị, máy móc công cụ hiện đại suốt 20 năm qua như mình gặp khá nhiều bỡ ngỡ. Nhưng không biết thì học, nhờ các anh “cầm tay chỉ việc” mà chỉ sau vài ngày, mình đã thuần thục các thao tác hơn hẳn. Có thể nói, chẳng có trường đại học nào đào tạo những công việc này cả.
* Quay trở lại nhiệm vụ chính là bảo tồn rùa, đến thời điểm hiện tại, Thiện đã học được những kĩ năng gì từ con số 0 của mấy ngày đầu?
- Đầu tiên phải nói đến các kiến thức về rùa biển và lí do vì sao cần phải bảo tồn loài động vật này. Nhiều bãi biển từng
có rùa mẹ lên đẻ ở Việt Nam gần như bị xóa sổ hoàn toàn. Côn Đảo là “mảnh đất vàng” còn sót lại vì có tới 18 bãi biển thuộc khu vực này có rùa mẹ lên đẻ trứng vào mùa sinh sản. Rùa mẹ trông to xác thế thôi chứ nhạy cảm, mong manh “dễ vỡ” lắm, chỉ cần một chút tiếng ồn hay ánh sáng nhẹ thì chúng bỏ tổ ngay. Mình được các anh kiểm lâm hướng dẫn
và cho thực hành nhiều kĩ năng thú vị như cách nhận biết dấu hiệu rùa mẹ lên xuống bãi biển, con nào đẻ, con nào không, lấy trứng rùa như thế nào cho đúng quy định, đào hố ấp trứng thế nào cũng như cách thả rùa con về biển ra sao để không ảnh hưởng đến chúng…
* “Ăn nằm ngủ nghỉ” cùng rùa suốt 2 tháng như vậy thì kỉ niệm nào liên quan đến loài vật này mà bạn nhớ nhất?
- Có lần một con rùa mẹ bò lên tận dốc cát cao để đào tổ đẻ trứng, không hiểu sao nó vẫn có thể làm mọi thứ ngon ơ.
Đến công đoạn mình đào cát để lấy trứng thì cứ lấy tay đào được một tí cát lại sụp xuống, mãi hơn 30 phút sau mới đào
xong và lấy trọn ổ trứng của tổ đó, tay chân khi ấy rụng rời luôn.
* Ở ngoài đảo xa suốt 2 tháng như vậy chắc Thiện cũng trải nghiệm nhiều thứ “khó đỡ” khác đúng không?
- Do trạm kiểm lâm nằm sát mép với cánh rừng nguyên sinh nên ai đến đây cũng có thể nhìn thấy những loài vật… chưa bao giờ có cơ hội “chạm trán” trực tiếp trước đó. Bữa nọ, có con rắn độc bò vào khu vực chỗ nhà ở và “thịt” ngay
một gà con. Mình đi ngang qua nó luôn nhưng không phát hiện, mãi đến khi anh kiểm lâm nhìn thấy và nói to lên thì mặt
mình tái mét, hên không bị nó “thơm” cho phát.
* Kết thúc chuyến làm việc ý nghĩa này, bạn có điều gì muốn nhắn nhủ tới mọi người?
- Hệ sinh thái là chuỗi xích. Nếu một mắc xích, tương đương với một loài mất đi thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Vì thế, mọi loài vật có giá trị, giúp ích cho tự nhiên đều cần được bảo tồn đúng mực. Bên cạnh đó, rác thực sự là vấn đề nan giải khác của đại dương, nhất là ở Việt Nam. Mình và anh kiểm lâm đi nhặt rác suốt từ sáng đến chiều tương đối sạch cả một khu bãi biển. Ấy thế mà, ngay sáng hôm sau mở mắt dậy hai anh em đã thấy rác thải do sóng biển đem từ đại dương vào nằm la liệt cả đống. Mình mong sao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của mọi người càng lúc càng được nâng cao để các thế hệ sau này có cơ hội nhìn cảnh vật, muôn loài bằng mắt chứ không phải qua sách vở.
* Thiện có dự định gì cho giai đoạn hậu du học thạc sĩ chưa?
- Với những điều mình đang theo đuổi bằng tất cả đam mê cùng sự tích lũy kiến thức, mình mong có thể góp sức đẩy mạnh vấn đề bảo tồn nhằm duy trì sự cân bằng đa dạng sinh học, bởi Việt Nam mình đã được thiên nhiên ưu đãi cho một hệ sinh thái rất tuyệt vời.
KHANG TRẦN thực hiện - Ảnh: KHANG TRẦN - NVCC
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận