Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
“Khi ca nhiễm đầu tiên xuất hiện tại Đà Nẵng, lòng mình đã lo lắng khôn nguôi. Thành phố vừa chào đón khách du lịch trở lại chưa bao lâu đã phải giãn cách xã hội để phòng dịch. Nhưng trong chính thời điểm đó, nhiều hình ảnh, nghĩa cử của người dân cả nước hướng về Đà Nẵng đã làm mình xúc động. Một chiến sĩ công an đi phòng dịch chỉ dám vẫy tay chào con gái qua tấm cửa kính, các anh bộ đội phải ngủ ở rừng để nhường chỗ cho các người cách ly. Và mình đã “xách balo lên và đi” sau khi đọc được nhìn thấy những hình ảnh này” - Khoa đã mở đầu câu chuyện bằng lí do mà mình trở thành tình nguyện viên.
Thành Khoa hiện đang là sinh viên năm 3 của trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Cậu bạn đã lên đường đến Học viện hành chính khu vực III tại quận Sơn Trà, là cơ sở cách ly tập trung các trường hợp tiếp xúc gần bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hằng ngày, Khoa hỗ trợ các y bác sĩ, phát cơm cho bệnh nhân, nhận nhu yếu phẩm từ bên ngoài vào, dọn vệ sinh và sát khuẩn khu vực. Dưới cái nắng oi ả của miền Trung mùa này, trong bộ đồ bảo hộ dày cộm, các tình nguyện viên phải chạy lên xuống 5 tầng lầu để hỗ trợ bệnh nhân.
“Vất vả nhất là các bác sĩ. Mình cũng mặc đồ bảo hộ nên hiểu cảm giác của các bác, vừa nóng, vừa mệt, không thể thở nổi. Mỗi lần làm nhiệm vụ xong mồ hôi tuôn ra như tắm” – Khoa kể thêm. Có lúc mệt phờ phạc, có lúc phải ngồi lại cắt tóc cho nhau để ngày mai mặc đồ bảo hộ đỡ nóng hơn tí… Nhưng ai cũng vui, vì mỗi ngày được thấy các cô chú khu cách ly khoẻ mạnh.
Bạn Thành Khoa chia sẻ thêm: “Làm việc ở khu cách ly, mình được chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Đó là anh bác sĩ chuẩn bị kết hôn, nhưng trước tình hình dịch bệnh này đành gác lại để vào hỗ trợ bệnh nhân. Khi mình trò chuyện, anh đưa ảnh vợ cho xem rồi bảo không biết bao giờ mới được về. Mỗi ngày, anh đều dành toàn bộ thời gian cho bệnh nhân, chỉ buổi tối mới có vài phút trò chuyện với vợ. Hay có bạn tình nguyện viên kia, bố bệnh nhưng lại chẳng thể về thăm, cũng không tổ chức được sinh nhật cho bố vì bạn phải ở lại để đảm bảo an toàn cho mọi người. Mình nhớ nhất là một bệnh nhân hằng ngày mà mình chăm sóc có kết quả dương tính. Hình ảnh người cha tiễn cậu con trai của mình lên xe đến khu điều trị, cậu bé ngơ ngác hỏi tại sao con lại bị đưa đi rồi oà khóc khiến mình rất xúc động”.
Mỗi ngày, đối với Khoa là nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Có niềm vui, có nỗi buồn, có lo lắng lẫn những niềm hạnh phúc. Cậu bạn vẫn tiếp tục làm công việc hằng ngày của mình bằng lòng nhiệt huyết. Bởi Khoa biết, Đà Nẵng – quê hương của cậu sẽ nhanh chóng vượt qua dịch bệnh.
Những ngày vừa qua, hình ảnh về những “người hùng áo trắng” trên mặt trận chống dịch Covid-19 đã khiến nhiều người xúc động. Bác sĩ Cẩm Vân (sinh năm 1991) là một trong những nhân sự được huy động đến khu cách ly tại Đà Nẵng. Dịch bệnh xảy ra, nhiều bệnh viện bị phong toả, thiếu nhân lực y tế… là những lí do khiến chị Vân sẵn sàng lên đường vào khu cách ly, dù thời gian chuẩn bị rất ngắn. “Chị không có thời gian để suy nghĩ” – chị kể. Bởi mỗi ngày của chị Vân là guồng quay công việc tất bật: đo sinh hiệu, nhận bệnh, cập nhật kết quả xét nghiệm, làm báo cáo, hỗ trợ bệnh nhân…
Để đảm bảo an toàn, các bác sĩ được trang bị đồ bảo hộ, kính chống giọt bắn… Những ngày đầu tiên, việc đeo liên tục chiếc khẩu trang N95 khiến vành tai của chị đau buốt. Nhiều ca nhiễm Covid-19 xuất hiện khiến số lượng người cách liytăng lên. Có những hôm nhận bệnh quá đông, chị phải mặc đồ bảo hộ từ 1 giờ trưa đến 9 giờ tối, không thể uống nước, không thể đi vệ sinh. Mồ hôi đổ, hơi nước bám đầy trên kính, nhưng để đảm bảo an toàn, chị không thể bỏ khẩu trang ra ngoài.
Chị Vân kể thêm: “Đối với chị, việc khó khăn nhất là việc trấn an bệnh nhân. Khi đã vào đây, họ là F1, tâm lí xa gia đình, hoang mang, lo lắng là điều khó tránh khỏi. Có khi họ khó chịu, cọc cằn, hoặc bức xúc… Những lúc ấy, mình thường đặt mình vào trong hoàn cảnh của họ để thấu hiểu. Bởi nếu là mình, chắc hẳn cũng sẽ có những nỗi lòng như thế”.
Cuộc trò chuyện cùng bác sĩ Vân phải “lách” giữa hàng chục công việc hàng ngày của chị. Khi ấy, bên tai tôi vẫn là những thanh âm của bệnh viện, tiếng bác sĩ, tiếng bệnh nhân, tiếng những chuyến xe ra vào… “Ở đây, mọi người có cách truyền năng lượng cho nhau đặc biệt lắm. Ví dụ như vào các buổi chiều, các bạn tình nguyện viên lại xếp đội hình dưới sân để hát, nhảy cổ vũ tinh thần cho người cách ly. Vì sự an toàn, mọi người chỉ có thể đứng tại phòng, không được đổ ra hành lang hay tụ tập dưới sân. Nhưng ai cũng nhìn xuống, quay video, hát theo các bạn tình nguyện viên. Tụi mình dành cho nhau những điều ấm áp như thế” – chị Vân nói.
Và khi Đà Nẵng trở thành vùng tâm dịch của cả nước, điện thoại của chị Vân cũng rung lên liên hồi. “Cháu ơi, cô có những suất ăn miễn phí dành cho các bác sĩ, cô liên hệ với ai”, “Chú có mớ khẩu trang dành cho mấy đứa chống dịch”, “Gửi đội ngũ khu cách ly thùng nước uống cho khoẻ hỉ”… Là một người con sinh ra và lớn lên ở đất Quảng Nam, đối với chị Vân, Đà Nẵng là một thành phố đặc biệt bởi những tấm lòng hào phóng, niềm hạnh phúc giản đơn và cả sự mạnh mẽ chống lại dịch bệnh.
HẠ CHÚC
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận