Cộng đồng người Chăm giữa Sài Gòn

avatar DUY LÊ

Thứ hai, 07/08/2023 18:06 (GMT+7)

Ở quận 8 có một cộng đồng hơn 3.000 người Chăm sinh sống cùng nhau. Tất cả các phong tục trong lễ hội, ẩm thực, trang phục… đều được người Chăm duy trì, từ thế hệ này qua thế hệ khác tạo nên một nét văn hóa riêng giữa lòng thành phố.

Vừa đến con hẻm 157 đường Dương Bá Trạc, quận 8, tớ đã thấy bóng dáng những bộ trang phục truyền thống của người Chăm. Đó là chiếc quần Sarong dành cho nam, hoặc khăn Hijab choàng đầu dành cho nữ được mọi người mặc, sinh hoạt chung trong cuộc sống mỗi ngày.

Cộng đồng người Chăm giữa Sài Gòn - Ảnh 1.

Phụ nữ Chăm theo đạo Hồi luôn choàng chiếc khăn Hijab trên đầu - Ảnh: DUY LÊ.

Gắn bó gần như cả đời mình nơi này, ông Haji Kim Sô (72 tuổi, trưởng Ban quản trị cộng đồng người Chăm tại đây) cho biết, từ những năm 1960 một cộng đồng người Chăm tại An Giang đã di cư lên đây sinh sống. Trong hơn 50 năm qua, cộng đồng vẫn giữ nguyên vẹn nét văn hóa của dân tộc mình.

Đứng đầu cộng đồng sẽ được gọi là giáo cả. Chỉ lên đầu chiếc nón Kapeh đang đội, anh Ali (25 tuổi) giới thiệu: "Nón Kapeh sẽ được đàn ông Chăm đội khi mặc kèm với áo choàng Jubah bên ngoài. Nữ sẽ mặc kín đáo hơn với áo dài đến cổ tay, tà áo cũng phủ hết phần mắt cá chân".

Nơi được xem là trung tâm quan trọng nhất của người Chăm tại đây có lẽ là thánh đường mang tên Jamiul Anwar, được xây dựng từ năm 1966. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, thánh đường đã trải qua hai lần trùng tu, cũng là nơi để giáo cả và đàn ông Chăm đến hành lễ năm lần mỗi ngày theo các nghi thức của đạo Hồi.

Lớp dạy tiếng Chăm tại thánh đường - Ảnh: DUY LÊ

Ngoài ra tại thánh đường còn có lớp học dạy tiếng Chăm cho nhiều thế hệ. Bạn Aly Ya (15 tuổi) chia sẻ: "Ngoài học tại trường ban ngày, mỗi tối mình đều tham gia lớp học này từ nhỏ".

Cộng đồng người Chăm giữa Sài Gòn - Ảnh 4.

Thanh niên và đàn ông Chăm hành lễ tại thánh đường Jamiul Anwar

Theo anh Ali, chữ viết ở đây là từ bảng chữ cái, vần chữ của Ả Rập nhưng được sắp xếp theo ngôn ngữ của người Chăm. Trẻ em Chăm từ bốn đến năm tuổi đang tập viết là đã có thể vào lớp học. Thầy cô giáo phụ trách dạy cũng là các cô chú sống ngay tại đây.

Ẩm thực, lễ hội cũng là nét văn hóa rất riêng của cộng đồng người Chăm ở quận 8. Mỗi năm người Chăm sẽ có những ngày lễ lớn vào tháng tư, tháng chín âm lịch như Tết cổ truyền người Chăm, tháng Ramada...

Bạn Any (15 tuổi) cho biết: "Món ăn truyền thống của người Chăm chúng mình là cà ri bò hoặc dê, thường được nấu trong những dịp lễ quan trọng. Ngoài ra theo giáo lý, chúng mình sẽ không được ăn một số loại động vật như heo, mèo, chó...".

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: