Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Câu chuyện của chúng ta sẽ bắt đầu với hệ miễn dịch. Đây chính là một trong những hệ sinh học cơ bản và quan trọng của cơ thể con người, đóng vai trò như một hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể trước sự tấn công của “kẻ thù” là các loại bệnh tật.
Chúng ta cũng có thể hình dung hệ miễn dịch của cơ thể giống như Bộ quốc phòng của một đất nước. Và để có năng lực tốt, bảo vệ an toàn cho cả quốc gia thì đội quân tinh nhuệ của Bộ quốc phòng cần phải rèn luyện thường xuyên, tham gia thực chiến trước các tình huống tấn công từ kẻ địch.
Tiếp theo, hãy cùng nói về vaccine. Tuy đã tiêm vaccine nhiều lần nhưng bạn có biết trong vaccine có gì không? Vaccine thường chứa một dạng vi khuẩn hoặc vi rút vô hại gây ra căn bệnh mà bạn đang được chủng ngừa.
Khi tiêm vaccine, tức là ta chủ động đưa thành phần của vi khuẩn, vi rút gây bệnh ấy vào trong cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ nhận ra đây là “vật thể lạ” và cũng kích hoạt hệ thống miễn dịch tương tự như khi bạn bị nhiễm bệnh thật vậy đó.
Hệ miễn dịch sẽ được huấn luyện để tạo ra các kháng thể nhận diện vi khuẩn và vi rút, đồng thời cũng tạo ra trí nhớ ở tế bào lympho B và T. Và nhờ “trận giả chiến” này mà hệ thống miễn dịch sẽ ghi nhớ về căn bệnh và sẽ nhanh chóng được kích hoạt lại nếu người được tiêm chủng gặp phải căn bệnh này sau đó.
Như vậy, tiêm vaccine chính là cách rèn luyện cho cơ thể khả năng chống lại bệnh trước khi gặp bệnh thật, để tăng cường bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh nguy hiểm các bạn nha!
Mỗi lần gặp vi khuẩn hay vi rút, dù là bệnh thật hay tiêm vaccine thì kháng thể vẫn sẽ được huấn luyện tốt hơn để chống bệnh.
Nếu một mũi tiêm chưa đủ để huấn luyện đội quân kháng thể trở nên tinh nhuệ thì lịch tiêm sẽ bao gồm một hay nhiều mũi nhắc lại. Tuy nhiên, một tin không được vui cho lắm là sau khi đã tạo được kháng thể tốt trong cơ thể và có trí nhớ về bệnh, theo thời gian, lượng kháng thể sẽ giảm về mức thấp theo cơ chế điều hòa tự nhiên của cơ thể.
Vậy nên, đối với một số bệnh nguy hiểm, cứ sau một thời gian ta sẽ phải tiêm nhắc lại để nâng cao lượng kháng thể chống lại bệnh này. Ví dụ như vaccine phong đòn gánh nên được tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm. Một số loại bệnh khác sẽ được tiêm nhắc lại khi ta bước vào độ tuổi có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
Vậy nên, việc tiêm nhắc lại vaccine là điều thật sự cần thiết trên cơ sở khoa học các bạn nhé!
Dự án Công tắc Khoa học được thực hiện bởi Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford - OUCRU; Công ty Bayer Việt Nam và Ấn phẩm Khăn Quàng Đỏ của báo Tuổi Trẻ.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận