Độc đáo thiết bị thuyết trình tự động cho bảo tàng

Thứ sáu, 22/12/2017 15:07 (GMT+7)

Một nhóm các bạn sinh viên thuộc trường Đại học Công nghệ thông tin (ĐHQG TPCHM) đã chế tạo thành công thiết vị thuyết trình tự động cho bảo tàng dựa trên hệ thống Beacon.

Beacon là thiết bị điện tử nhỏ phát ra tín hiệu bluetooth năng lượng thấp Bluetooth Low Energy (BLE). Bất kỳ thiết bị nào có công nghệ BLE đều có thể bắt được tín hiệu này, chẳng hạn điện thoại thông minh và máy tính bảng.
Nhóm của bạn Đào Thanh Hải (sinh viên trường ĐH Công nghê Thông tin THPHCM) đã dựa trên nguyên lý này để chế tạo ra thiết bị thuyết trình cho bảo tàng. Tại mỗi hiện vật trong bảo tàng sẽ được lắp đặt một beacon có ID riêng biệt, thiết bị sẽ scan và xác nhận ID đó đồng thời cũng đo đạc RSSI (cường độ sóng thu về) mạnh hay yếu để xác nhận xem khách tham quan đang đứng gần hiện vật nào và tự động thuyết trình về hiện vật ấy.
Ngoài thiết bị ấy ra thì nên nhóm cũng triển khai app trên Android vì beacon sẽ phát ra sóng Bluetooth. Lúc đó, du khách chỉ cần cài app trên điện của mình là sử dụng tính năng tương tự như thiết bị.
Ban đầu, nhóm có ý tưởng sẽ triển khai về đề tài du lịch, tạo ra một ứng dụng hướng dẫn khách tham quan đến các địa điểm trên bản đồ như Dinh Độc Lập, Bến Nhà Rồng,… Tuy nhiên, thầy cố vấn và nhóm các bạn lại có một trăn trở lớn hơn: “Tại sao bảo tàng của 150 năm trước và bảo tàng của 150 năm sau đều giống nhau”, đều có một mô hình là trưng bày hiện vật rồi chú thích về hiện vật ấy bằng chữ? Nếu sản phẩm được triển khai thì sẽ thu hút nhiều người đến với bảo tàng hơn, đặc biệt là giới trẻ trong nước.
Bạn Đào Thanh Hải chia sẻ: “Đầu tiên là quá trình tìm hiểu, xem xét, so sánh, đánh giá các giải pháp đã được áp dụng ở trong nước và ngoài nước như thế nào. Từ đó chọn giải pháp phù hợp cho đề tài đó là dùng công nghệ beacon dựa trên nền tảng Bluetooth 4.0. Có giải pháp rồi thì bắt đầu tìm hiểu về nó. Code, test, kiểm thử đo đạc, rồi thiết kế phần cứng, thiết kế mô hình , vỏ ngoài để đóng gói sản phẩm. Sản phẩm không chỉ phải tốt mà phải đẹp nữa.”
Nhóm Hải đã trải qua rất nhiều khó khăn để tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh. Hải tâm sự: “Mỗi ngày, cứ tưởng tượng bạn ngồi fix bug, fix mạch 12 tiếng với hy vọng là trước khi về thì mạch sẽ chạy, hoặc ít nhất là cũng phải có tiến triển, nhưng nhiều khi chẳng được gì, thậm chí có hôm còn đi lùi, lỗi cũ chưa sửa xong, đã có lỗi mới. Đôi khi cháy board hay hư hỏng thì phải mua và làm lại.”
Cả nhóm bạn đã cùng nhau vượt qua những khó khăn và mang về được giải nhì cuộc thi Lập trình sinh viên trong 48 giờ - Makerthon đó.
THU THẢO
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: