Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
@ Sốt là triệu chứng chỉ có ở nhiễm trùng?
Sốt là dấu hiệu của hệ miễn dịch chiến đấu chống tác nhân gây bệnh, nên sốt là triệu chứng đinh của nhiễm khuẩn. Tuy vậy, sốt còn xuất hiện trong các bệnh tự miễn, dị ứng, phản ứng thuốc men, sốc nhiệt và cả ung thư...
@ Những loại sốt nào cần chú ý?
Những loại sốt hay gặp, nổi tiếng hơn cả là sốt cảm lạnh, sốt siêu vi, sốt xuất huyết, sốt rét, sốt tiêm ngừa, sốc nhiệt, sốt mọc răng... hầu hết cách xử lí như nhau, trừ một ít như sốt xuất huyết, sốt rét, sốc nhiệt thì cách đối phó có khác đôi chút.
@ Nhiều người bảo không cần hạ sốt, nhưng cũng có lời khuyên phải hạ sốt bằng mọi cách, nên làm thế nào?
Sốt thuộc “phe ta” nên đa phần không cần hạ sốt bằng mọi giá, trừ trẻ nhỏ bởi sốt có thể gây co giật. Tùy cảnh mà sốt là “tốt” hay “xấu”. Sốt cao ở người lớn có thể gây biến chứng, nhưng sốt tuổi teen là “tốt”.
@ Những dấu hiệu cảnh báo sốt nguy hiểm?
Sự nguy hiểm của sốt tùy bệnh gốc. Do đó, những triệu chứng báo động của sốt gồm đau đầu dữ dội, cứng gáy, nôn mửa, nhạy cảm ánh sáng (thần kinh), tiêu chảy/nôn (tiêu hóa), buồn ngủ bất thường, sưng hạch, khó thở (hô hấp), tiểu khó, tiểu máu (tiết niệu), co giật/động kinh... là những dấu hiệu cho biết bạn cần phải nhập viện theo dõi.
@ Khi nào được dùng thuốc trị sốt?
Sốt >38 độ là được chỉ định dùng thuốc. Acetaminophen (paracetamol), ibuprofen, aspirin, naproxen... là những thuốc sốt thịnh hành, nhưng paracetamol được dùng rộng rãi hơn cả vì các loại còn lại vướng một số điều kiện an toàn, chẳng hạn như không dùng ibuprofen, aspirin trong sốt xuất huyết.
@ Dùng những phương pháp hạ sốt bên ngoài tốt hơn dùng thuốc?
- Thuốc có thể hạ sốt “trong 1 nốt nhạc” nhưng lại can thiệp vào công việc của cơ thể, của hệ miễn dịch. Bạn nên dùng các biện pháp hạ sốt “nhà làm”.
+ Lau mát giúp cơ thể thải bớt nhiệt qua da. Bạn dùng khăn nhúng nước ấm, lau ở trán, nách, bẹn. Nếu lười thì lau mình, tắm nước ấm cũng tốt.
+ Mặc quần áo rộng thoáng.
+ Hạ nhiệt độ xung quanh xuống bằng cách mở cửa sổ, dùng quạt điện, máy lạnh...
+ Uống đủ nước (nước lọc, nước trái cây, súp, oresol...).
@ Sốt có được tắm không?
Không có sách vở nào cấm tắm khi sốt cả, miễn là tắm nhanh bằng nước ấm, tránh gió lùa và lau khô nhanh sau khi tắm. Trường hợp sốt kèm ớn lạnh, run rẩy, nên hoãn tắm, đợi bệnh khá hơn.
@ Sốt cao mà chườm hay tắm nước đá thì hạ sốt cấp kì?
Hạ sốt bằng nước đá là “điếc không sợ súng”, chẳng những không giúp hạ sốt mà còn khiến tình hình nguy hiểm như bỏng lạnh, suy hô hấp... Đá lạnh còn “chống lưng” cho virus làm dữ. Ít ngụm nước lạnh thì được, đừng nghe xúi dại lau mát hay tắm bồn nước đá bạn nha.
@ Sốt đừng ra gió, đóng cửa trong nhà cho lành?
Cảm lạnh bị quy là trúng gió, nên sốt cũng bị “vạ lây”, phải kiêng ra gió. Thật ra không khí thoáng, có chút gió sẽ giúp thoát nhiệt, phần nào giúp giảm sốt. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người, mặc thêm quần áo mỏng che chắn... Đặc biệt, nếu bạn sốt do cảm lạnh thì cần hạn chế ra ngoài.
@ Uống quá nhiều thuốc hạ sốt có thể gây chết người?
Do muốn hạ sốt nhanh nhiều bạn uống hạ sốt liên tục dễ dẫn đến quá liều. Với loại thuốc hiền lành như paracetamol, uống quá liều có thể gây suy gan, phải ghép gan. Sau khi uống 30 - 45 phút, paracetamol mới đạt hiệu quả tối đa, và sau 4 - 6 giờ là hết tác dụng, tuy nhiên, có nhiều bạn thiếu kiên nhẫn, cho là thuốc không tác dụng liền dùng ngay viên kế tiếp sinh quá liều.
@ Chơi thể thao ra mồ hôi là một cách giảm sốt thông minh?
Thật ra không thông minh lắm đâu bởi dù tăng tiết mồ hôi thải nhiệt, nhưng vận động lại làm tăng nhiệt bên trong nhiều hơn. Khi bị sốt tốt nhất nên thả lỏng, nghỉ ngơi bạn ạ.
@ Ngủ cũng là chiêu hạ sốt lợi hại?
Ngủ là kế hạn chế vận động, giảm hoạt động sinh nhiệt, hẳn nhiên có lợi với người mắc sốt. Ngủ còn là “thuốc bổ” của hệ miễn dịch. Tuy vậy, không nên ép mình ngủ quá nhiều chỉ để “quên” cơn sốt.
@ Có nên xoa dầu khi sốt?
Tinh dầu làm ấm nên không được khuyến khích dùng khi sốt. Tuy vậy, dùng phạm vi nhỏ (gáy, cổ, thái dương...) cũng không vấn đề gì lớn.
@ Đang sốt nên ăn uống thế nào?
Menu cho sốt không kén cá chọn canh, chỉ cần chú ý thức ăn lỏng, nhiều nước, dễ tiêu, không sinh nhiệt là được. Thực phẩm sinh nhiệt thường giàu năng lượng (ngọt, béo), nhiều cay, kích thích (cà phê, sô-cô-la). Chú ý tránh các thực phẩm “mâu thuẫn” như các loại trái cây mọng nước nhưng quá ngọt. Bạn có thể dùng những thực phẩm vừa hạ sốt vừa hỗ trợ trị bệnh như hoa quả giàu vitamin C, trà gừng nóng, sắn dây, trà hoa cúc ấm...
Bác sĩ ĐỖ MINH TUẤN
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận