Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Bạn Trần Thảo Trâm, cô gái ở An Giang vừa trúng tuyển Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, đã viết như thế trong hồ sơ đăng ký học bổng Tiếp sức đến trường 2023.
Tiếp nối những dòng tự giới thiệu, Trâm viết cha mẹ ly hôn đã hơn ba năm, mẹ bỏ nhà đi và không còn liên lạc. Một mình cha làm thuê nuôi hai chị em ăn học và chăm sóc ông nội.
Trâm đã hơn một lần định bỏ học, đi làm phụ giúp gia đình, nhưng cha nói học hết cấp III rồi muốn làm gì thì làm.
Hay tin trúng tuyển đại học sớm bằng phương thức xét học bạ, cha thở dài. Bởi cha vốn định sẽ cho con gái nghỉ sau khi hết phổ thông, tìm việc gì đó gần nhà đỡ đần gia đình rồi tìm nghề học sau.
"Một mình cha khó gồng gánh nổi, học đại học ở TP.HCM xa nhà, cha không an tâm, thêm em trai chuẩn bị vào lớp 4. Nhưng em không muốn nghỉ học. Em sẽ lên Sài Gòn sớm, tìm việc làm thêm kiếm tiền sinh hoạt, rèn kỹ năng", Trâm viết.
Và chúng tôi đi tìm cô gái ấy. Từ Long Xuyên (tỉnh An Giang), phải qua ít nhất hai lần đò ngang sông mới có thể tìm đến nhà Trần Thảo Trâm ở xã Long Giang (huyện Chợ Mới).
Ngôi nhà nằm bên đường, phía sau nhìn ra con sông Ông Chưởng có ông nội ngoài 80 tuổi, cha, em trai và Trâm sống cùng nhau.
Trâm đang bưng cơm mời ông nội, thấy khách lạ nên hơi luống cuống.
Trâm thật thà: "Đậu đại học sớm nhưng mình hoang mang, không dám mừng hay vỡ òa cảm xúc như bạn bè. Vì cha có nói sau kỳ thi tốt nghiệp không có ý định cho học tiếp, mà mình cũng đắn đo chọn ngành vừa sức, mức học phí vừa phải trước đó. Cô giáo biết chuyện dặn mình lựa lời thuyết phục cha, còn cô sẽ tìm học bổng đăng ký cho mình lo học kỳ đầu tiên".
Mẹ bỏ đi khi Trâm 12 tuổi, còn em trai 4 tuổi, mình cha quán xuyến trong ngoài. Xa mẹ, nỗi nhớ thương ngắt quãng, vơi đầy theo vài cuộc gọi điện thoại. Nhưng hai chị em vẫn mong chờ mẹ sẽ trở về. Rồi những cuộc gọi chỉ còn vọng lại tiếng tít tít, không ai nghe máy, cô bé nhận ra mẹ sẽ không về như đã hứa. Trâm nhắn tin, mong mẹ sẽ đọc sau khi làm về nhưng không có hồi âm.
"Cha mẹ đã ly hôn tự bao giờ. Mình buồn, nhiều lần định bỏ học", Trâm lí nhí. May còn có thầy cô, bạn bè. Trâm nói cô giáo mình tựa như chiếc phao khi bạn đang chới với giữa dòng và chỉ muốn buông trôi theo. Cô nhẹ nhàng khuyên bảo, giúp Trâm dần cảm nhận được tình thương và nỗi vất vả của cha.
Câu chuyện cuộc đời Trâm như thước phim buồn chậm trôi theo từng lời kể với đôi mắt đỏ hoe chực khóc. Chỉ có tiếng xe máy của cha đi làm về ì ạch chạy vào sân mới cắt ngang dòng suy nghĩ của cô bé. Ngày nào cũng vậy, tờ mờ sáng cha chạy qua chợ mua thức ăn về để sẵn trong tủ lạnh, cắm nồi cơm điện rồi đi làm.
Bao năm qua, ông Trần Văn Hòa - cha Trâm - đã quen cảnh vừa làm cha vừa làm mẹ. Một tay cha hết việc đồng áng rồi nội trợ, chưa từng nghĩ đi thêm bước nữa vì hai con thơ. Hai năm cuối cấp, Trâm đi học, trưa xin cơm chay từ thiện gần trường ăn, chiều đi làm thêm có khi tối muộn mới về đến nhà.
Thương con nhưng ông Hòa không bao bọc nuông chiều mà có phần khe khắt với các con. Người đàn ông mới quá tuổi tứ tuần ít cười và kiệm lời. Người cha bao năm cặm cụi ngoài đồng gánh từng thúng phân, cõng từng bao lúa chỉ mong nuôi nổi hai đứa con. Với ông, không chỉ trách nhiệm, đó là tất cả tình thương mà ông chắt chiu trong đời mình.
"Nghĩ gì bây giờ. Dọa kêu cho con nghỉ học vậy chứ sao đành lòng. Nó ham học thì cho đi học tiếp. Cô chú trong nhà mỗi người lo thêm một chút. Tôi không biết nhiều, chỉ cố gắng lo cho con được cái nghề ổn định, sau này đỡ vất vả nắng mưa, có khó chút rồi cũng qua", ông Hòa nói ngắt quãng từng câu.
Buổi trưa về thăm nhà một chút, chưa kịp ăn cơm, ông lại tất tả vội quay ra đồng vì còn việc đang chờ. Sau khi cha đi, Trâm tiếp tục sửa soạn đồ dùng, gói cẩn thận mấy cái chén, ly... đóng thùng chuẩn bị đem đến TP.HCM trọ học.
Cô bạn khoe đã kết nối được với ba bạn ở trọ ghép gần trường. Trâm nhẩm tính với mền, gối, quần áo, bếp gas mini, nồi nấu mì, chén, tô... mang từ nhà theo vậy cũng tiết kiệm được khá nhiều khoản. "Mình đi sớm hơn trước ngày nhập học một tháng để xin việc làm thêm trong siêu thị, vừa kiếm thêm tiền vừa rèn kỹ năng giao tiếp", cô tân sinh viên nói về tháng ngày sắp tới của mình.
Với tổng điểm xét tuyển học bạ 25,46, Trần Thảo Trâm đã đậu vào ngành khai thác vận tải Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM. Cô Phạm Thị Mỹ Lời - giáo viên Trường THPT Châu Văn Liêm (huyện Chợ Mới, An Giang) - nói mỗi học sinh đều có hoàn cảnh khác nhau nhưng Thảo Trâm là trường hợp khá đặc biệt.
"Do có định hướng riêng vào các môn sẽ xét tuyển cho ngành học đã chọn trước đó nên điểm số có môn chưa như mong muốn nhưng nhìn chung Trâm học đều, rất nỗ lực cố gắng trong học tập và điểm tổng kết năm cuối cấp đạt trên 8", cô Lời nói.
Bạn đọc ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ: 113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.
Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể Tỉnh/Thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.
Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ: Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM; Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM với Swift code BFTVVNVX007.
Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể Tỉnh/Thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.
Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận