Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
- Chị chỉ có thể lo cho em ăn học hết cấp 2 thôi, Lành à!
Câu nói của chị khiến Lành ngồi suy nghĩ trong lặng thinh. Lành không trách chị, đồng lương công nhân ít ỏi đó làm sao có thể trang trải cho gia đình nhỏ, cho người cha đang bệnh và cậu em trang đang tuổi ăn, tuổi lớn. “Mình sẽ tự kiếm tiền đi học bằng mọi cách có thể, miễn là tử tế”, Lành nghĩ.
Cậu học trò 16 tuổi bắt đầu với công việc phụ hồ. Cậu gầy gò, ốm yếu vác trên vai khối gạch, đá, xi măng … cao quá người. Mùa nắng, Lành chạy thoăn thoắt trong các bãi sân, đội chồng bánh tráng lên đầu để phụ trải. Hè đến, Lành khăn gói lên thành phố theo người anh quen biết đi đổ rác. Lần đầu tiên đặt chân đến Sài Gòn, anh hoảng sợ khi thấy xe cộ đông đúc. Buổi tối, Lành được ngủ trong căn trọ bé tí, nơi của nhiều anh chị công nhân dọn rác sinh sống. Lần đầu tiên ngửi mùi rác, ruột gan anh nhộn nhạo, cảm giác buồn nôn chực trào. Những ngày mưa nặng hạt, thùng rác ngập nước, Lành vác mang đổ. Mỗi lần được chủ nhà cho thêm 10.000, 20.000. Số tiền đó Lành chắt chiu, góp lại biến nó thành sách, thành vở trong mùa học tiếp theo.
Ngôi nhà của anh Lành 11 năm trước
Cậu bé đó chính là bác sĩ Nguyễn Văn Lành, hiện đang theo học hệ bác sĩ nội trú của trường VinUni Hà Nội. 11 năm trước, trong hành trình Học bổng Vì tương lai Việt Nam, nhóm phóng viên Mực Tím đã ghé ngôi nhà của Lành ở Trảng Bàng (Tây Ninh). Ngôi nhà ọp ẹp, đơn sơ là nơi che mưa che nắng cho hai cuộc đời, một người cha đang đau bệnh, một cậu con trai hiếu thảo, học giỏi.
Đối với anh, Mực Tím là một cái duyên. “Sạp báo” đầu tiên của anh cũng bán báo Mực Tím. Gọi là “sạp” cho đặc biệt, thực ra nó chỉ là một góc nhỏ trước cổng trường. Anh được một bác họa sĩ vẽ tặng biển hiệu, chữ “báo Mực Tím” được nắn nót ghi lên tấm bảng gỗ. Ngày ngày, Lành tranh thủ đạp xe lên thị trấn lấy báo về bán. “Sạp” của Lành lớn dần với lòng yêu thương của bạn bè. Mỗi người bạn góp cho anh 100.000 đồng làm vốn. Bạn bè cũng thường chạy quanh các lớp để rao bán phụ.
Công việc đó đã giúp anh trang trải thêm chi phí học hành, sinh hoạt. Lành kể lại câu chuyện của 11 năm trước như mới hôm qua. Lần đầu được trao học bổng, anh hạnh phúc lắm. Nhưng điều khiến anh sung sướng hơn cả là Lành được báo Mực Tím tặng chiếc xe đạp. Anh chia sẻ: “Ngày xưa, mình đạp chiếc xe “cùi bắp” lắm, đạp mãi mà nó chẳng đi được bao xa. Có xe mới, mình đi nhanh hơn, mọi thứ thuận tiện hơn”. Chiếc xe này là phương tiện để anh từ Tây Ninh lên Sài Gòn học Đại học. Lành khăn gói đồ đạc đi từ 8 giờ sáng, đến 3 giờ chiều mới đến nơi.
Bài báo về Lành 11 năm trước
BS Nguyễn Văn Lành chia sẻ bí quyết học tập lúc nhận học bổng Vì tương lai Việt Nam
"Học Đại học”, 3 chữ nhẹ tênh nhưng là nỗi lo trĩu nặng trong Lành lúc đó. “Đối với mình, học cấp 3 chỉ cần lo cơm nước, ăn uống thôi vì học phí có trường tài trợ. Nhưng học Đại học là muôn vàn thứ phải nghĩ, tiền trọ, tiền học phí, tiền sách vở, tiền ăn… Nhưng mình đã nghĩ rằng bằng mọi giá, mình phải tiếp tục được việc học”. Làm gia sư, chạy xe ôm… anh không từ bỏ bất kì nghề nào để có thể được đến trường.
Anh Nguyễn Văn Lành (thứ 2 từ trái sang) nhận học bổng Vì tương lai Việt Nam năm 2010. Ảnh trên: Bạn bè ủng hộ sạp báo đặc biệt của Lành
Biến cố kinh khủng nhất đối với anh rơi vào giai đoạn cuối học kì 1, năm nhất Đại học. Ba anh đột ngột qua đời. “Vì nỗi đau quá lớn, mình gần như gục ngã, cứ tự trách là do mình đi học, không ai coi sóc ba. Trở lại Sài Gòn, mình không còn động lực để tiếp tục, hằng ngày cứ đi dạy rồi về nhà nhốt mình trong phòng”.
Lành quyết định ngưng việc học tại Đại học Bách khoa rồi thi lại vào Đại học Nông lâm. Gần hết 1 năm, anh cảm nhận môi trường không phù hợp với mình nên anh lại tiếp tục dừng. Lúc này, một người cô dược sĩ mà anh quen đã cho anh thêm động lực thi vào ngành Y. Năm đó, Lành trở thành sinh viên của trường Đại học Tân Tạo.
“Nhiều người hỏi mình rằng, làm sao có thể trang trải học phí gần 100 triệu/ 1 năm. Năm đầu tiên, mình được học bổng của trường. Song song đó, mình chạy xe ôm đưa các bạn sinh viên ra bến xe. Đến đầu năm 2, trường xét duyệt lại điều kiện học bổng nên mình không đủ khả năng theo nữa. Bỏ học được 1 tháng, thầy trưởng khoa gọi điện bảo mình cứ về đi, rồi có gì mọi người sẽ giúp đỡ. Suốt những năm tháng đó, mình bước đi bằng nghị lực bản thân, bằng tình yêu thương của tất cả mọi người”. Vượt qua nhiều kì thi, hiện tại, anh Lành đã xuất sắc giành được học bổng bác sĩ hệ nội trú của Vin University (Hà Nội).
BS Nguyễn Văn Lành
Anh chia sẻ: “Có những lúc, mình không biết vì sao bản thân lại có thể vượt qua được những biến cố đó. Từ một đứa bé vùng quê, mình làm đủ nghề để theo đuổi giấc mơ con chữ. Có những lúc mình chưa biết đến đâu, chưa biết bao giờ về đích, nhưng vẫn cứ đi. Mỗi ngày thức dậy, mình luôn tự nhủ bản thân rằng ngày mai sẽ là một ngày tươi sáng hơn”. Cách đây vài hôm, cô giáo của anh Lành đã bất ngờ chia sẻ lại bài viết cách đây 10 năm. Lúc ấy, anh vẫn là cậu học trò gầy nhom, đen nhẻm nhưng có nụ cười tươi hết cỡ.
Anh Lành trong chuyến học tập tại Hàn Quốc
Anh tháo vát, học giỏi, là chỗ dựa vững chải cho bố. Căn nhà vách nứa, xiêu vẹo nhưng được “lợp” tường bằng giấy khen. Đó cũng là món tài sản lớn nhất của cả hai bố con. Ngày trước, do không có điện thoại, không theo dõi Facebook của cô nên anh chưa từng được xem qua những hình ảnh về mái nhà xưa, về giấy khen, về tấm bảng hiệu tên “Báo Mực Tím”... Món quà mà Mực Tím dành cho anh khi ấy, chỉ đủ vơi đi phần nào nỗi lo về cơm áo và chỉ có thể giúp anh một đoạn ngắn của hành trình đầy khó khăn. Nhưng đối với Lành, nó đã trở thành động lực theo anh suốt cuộc đời dài, rằng anh không cô đơn, rằng bất kì khi nào bế tắc đều có những cánh tay giang ra và đón lấy.
Ảnh: T.TRUYỀN - NVCC
Thiết kế: NHI NGUYỄN
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận