Flex vui, nhưng"có duyên" một chút thì vui hơn nhiều!

avatar THIÊN BẢO

Thứ hai, 24/07/2023 16:55 (GMT+7)

Dạo gần đây, flex trở thành một từ ngữ được khá nhiều bạn gen Z hưởng ứng để khoe thành tích của mình. Nhưng flex như thế nào để… đừng bị ghét?

Cụm từ flex nghĩa là khoe khoang, có thể là về vật chất, thành tích hoặc thậm chí gia đình. Flex được nhiều hội nhóm đông thành viên hưởng ứng, khoe những gì các bạn ấy đã làm được, tạo hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ.

Những flexer xịn

Bạn Trương Công Minh (sinh viên Trường ĐH Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội), người đã xuất hiện nhiều lần trên tivi, cũng là một flexer chính hiệu: "Mình hay flex với bạn bè về thành tích học tập mình đạt được như 8.0 IELTS hay ẵm giải thưởng chương trình Đường lên đỉnh Olympia... Vốn dĩ mình flex để mọi người biết mình hoàn toàn hài lòng với những thành tích đó".

Flex cũng cần có duyên - Ảnh 1.

Bạn Trương Công Minh nhận giải thưởng Đường lên đỉnh Olympia

Hay một flexer khác là cô bạn Ánh Ngọc (lớp 12, trường THPT Cần Đước, Long An). Ánh Ngọc chưa lần nào flex trong các group trên mạng xã hội cả. Nhưng cô nàng khoe trên trang studygram có hơn 4.000 followers của mình: "Lúc đầu mình lập kênh chỉ để theo dõi quá trình học tập, nhưng khi mọi người gửi thư cảm ơn vì đã tạo động lực cho các bạn, mình hạnh phúc lắm. Bên cạnh đó mình đậu Trường đại học Kinh tế TP.HCM ngành Marketing với điểm IELTS 6.5 và giải Ba Học sinh giỏi thành phố môn tiếng Anh. Mình cũng flex mình có gia đình yêu thương. Ba mẹ và hai người anh của mình luôn ủng hộ và hỗ trợ chi phí cho mình ăn học. Chỉ nhiêu đó với mình là đủ".

Flex cũng cần có duyên - Ảnh 2.

Trang studygram của Ánh Ngọc

Flex mà không ai thích

Dĩ nhiên, sự khoe khoang quá đà mà không suy nghĩ đến cảm nhận của người khác sẽ khiến mọi người phản ứng ngược. Thục Mai (lớp 11, trường THPT Trần Khai Nguyên, quận 5) chia sẻ: "Lần đó một người bạn trong nhóm flex rằng mình đạt điểm 9 môn Toán, trong khi các bạn khác đang khá buồn vì không đạt điểm cao. Cô bạn ấy đã vô tình flex mà không để ý đến cảm nhận của mọi người, khiến không khí trở nên khó chịu".

Bạn Bình Vân (lớp 10, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, quận 5) cũng cảm thấy nên flex đúng lúc, đúng chỗ thay vì khoe cái không liên quan. 

"Lần đó, khi được hỏi cuốn sách nào để cải thiện khả năng học tiếng Anh, người bạn ấy lại gửi lên cho nhóm tấm hình cầm quyển sách nhưng lại cố tình khoe chiếc đồng hồ xịn khiến ai cũng thấy phản cảm" - cô bạn kể.

Suy cho cùng thì flex, cũng như mọi trào lưu khác, sẽ có lúc tàn, vậy nên nếu chúng mình có theo trào lưu thì cũng hãy để nó thật tự nhiên, không làm lố, không hơn thua.

Bạn Quốc An (lớp 11, trường THPT Mạc Đĩnh Chi, quận 6) bày tỏ: "Mình nghĩ flex không chỉ cho mọi người thấy việc gì đó vô cùng lớn lao như sự giàu có hay những thành tích nổi bật nhất mà còn là việc chúng mình làm được điều gì trong cuộc sống. Đôi khi những điều nhỏ nhoi nhưng ý nghĩa, như việc sống xanh, bỏ rác đúng chỗ... cũng nên được flex để truyền cảm hứng cho mọi người".

Flex "có tâm" là…

THAY VÌ

NÊN

"Nổ" quá lố về bản thân và

dùng nhiều từ đánh bóng mình.

Đưa thông tin một cách nhẹ nhàng, khiêm tốn, đôi lúc chen vào những khó khăn đang gặp phải để người đọc dễ đồng cảm.

Dìm người khác xuống, nâng mình lên, thường bắt đầu bằng: "Mọi người thường... nhưng mình thì...".

Flex một cách trung thực, có sao nói vậy để không bị người ta "check var" (kiểm tra tính chân thực).

Kể tràn lan, khiến người đọc mệt mỏi.

Chỉ chọn những gây ấn tượng nhất, viết ngắn gọn kèm ảnh minh họa.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: