Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
“Con tên là Trần Trọng Nhân, con xin giới thiệu đến quý ông bà, cô chú tham quan và khám phá Bảo tàng Biệt động Sài Gòn ở số 145 đường Trần Quang Khải, Q.1. Đây là căn nhà hai tầng vẫn giữ nguyên kiểu kiến trúc nhà cổ, được xây dựng trước những năm giải phóng...”
Vừa nói, Trọng Nhân (lớp 8 trường Trần Văn Ơn, Q.1) vừa chạm tay lên màn hình giúp khách tham quan dễ dàng tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển, những trận đánh, các di tích còn lại của lực lượng biệt động Sài Gòn.
Theo Nhân, bảo tàng này đặc biệt ở chỗ không chỉ lưu giữ những hiện vật gắn liền với một thời chiến đấu anh hùng của lực lượng Biệt động Sài Gòn mà còn giới thiệu những tư liệu trực quan thông qua công nghệ 4.0. Bạn còn mời khách trải nghiệm một ngày làm Biệt động Sài Gòn có 1 không 2 bằng việc xem phim 3D, xem thông tin chi tiết về trận đánh, tiểu sử hoạt động của các chiến sĩ chỉ bằng những cú chạm nhẹ…
Nhân nói đến đâu, khách tham quan bảo tàng gật gù đến đó. Một phần họ thấy tâm đắc với những tính năng mới lạ, tích hợp công nghệ của bảo tàng thông minh, một phần họ thích thú với cách diễn giải đầy linh hoạt của thuyết minh viên nhí có 2 năm kinh nghiệm làm nghề.
Được biết, chàng trai này cũng chính là cháu nội của anh hùng Trần Văn Lai. Những ngày rảnh rỗi, bạn thường đến các điểm di tích về Biệt động Sài Gòn của gia đình để thay cha tiếp và giới thiệu cho các đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan.
Bạn bật mí, để nhiều bạn trẻ biết thêm về hình ảnh Biệt động Sài Gòn đẹp và ý nghĩa, thay vì thuyết minh “chay”, bạn chọn cách sử dụng công nghệ để thuyết minh giúp khách tham quan cảm thấy như được chạm vào lịch sử, quá khứ hào hùng của dân tộc. Nhân cũng mong muốn góp phần sức nhỏ của mình đưa mô hình bảo tàng lịch sử gần hơn với cuộc sống sôi động của Gen Z.
Quả thật, nhờ những hình ảnh, thước phim sống động về Biệt động Sài Gòn được tích hợp, các bạn học sinh dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ hơn.
Theo Nhân, hiện bảo tàng đang tích hợp 4 công nghệ. Đó là chiếc bàn thông tin thông minh tích hợp thông tin về lực lượng Biệt động Sài Gòn, các cuộc kháng chiến và các giai đoạn lịch sử; khu chiếu phim tư liệu bằng cách “chạm tay” cảm biến lên tường; khu kính thực tế ảo VR; chiếc bàn trà thư giãn với công nghệ Mapping 3D chiếu hình ảnh thiên nhiên lên bàn trà để quý khách thấy thoải mái.
Gặp hình ảnh ông nội của Nhân ngay trên màn hình
“Ở khu vực kính thực tế ảo, du khách vẫn có thể xem phim riêng tư (mỗi người 1 kính). Sau này, gia đình mình sẽ nghiên cứu tích hợp trò chơi nhập vai thành chiến sĩ Biệt động Sài Gòn. Ở đây còn có ứng dụng tái hiện lại nhân chứng lịch sử qua hình ảnh không gian đa chiều”, bạn nói.
Tại các bảo tàng, khu triển lãm, chuyển đổi số đang diễn ra sôi nổi. U15 rất yêu thích những trải nghiệm công nghệ đang dần trở nên phổ biến tại các nơi lưu giữ tư liệu, hiện vật có giá trị, góp phần bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, lịch sử dân tộc.
Tham quan bảo tàng ngay tại nhà
Dù ở nhà, bạn vẫn có thể xem hết 100 tác phẩm trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội bằng điện thoại. Tất cả được thiết kế bằng công nghệ 3D, tái hiện khung cảnh của bảo tàng, có cửa ra vào, quầy lễ tân và các phòng triển lãm. Ta có thể di chuyển dễ dàng bằng cách bấm vào những biểu tượng nổi bật trên màn hình, nghe được nhiều thứ tiếng. Để tìm hiểu tác phẩm nào, ta chỉ cần chạm vào đó thì tất cả thông tin được hiện ra, ví dụ như tên tác phẩm là gì, chất liệu ra sao, ra đời trong hoàn cảnh nào...
Sanbot khiến các bạn mê mẩn bởi kho kiến thức thú vị
Ở Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, chú robot hướng dẫn viên tên Sanbot được rất nhiều bạn yêu thích vì có thể giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ như tiếng Việt, Anh, Pháp... Bên trong robot là bộ nhớ được nạp cả kho tàng kiến thức về bảo tàng lịch sử, các niên đại lịch sử Việt Nam cùng hàng nghìn dữ liệu hình ảnh, âm thanh sống động của các di tích, vật dụng trưng bày trong bảo tàng. Trong năm 2023, dự kiến thành phố sẽ có thêm một số bảo tàng ứng dụng công nghệ AI vào việc giao tiếp với du khách như Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng TP.HCM... đó bạn!
Trải nghiệm kính 3D
Kính 3D cũng là một thiết bị được đông đảo U14 bấm like vì giúp bạn nhìn rõ các vật thể theo hình dáng như ngoài đời thực, thậm chí còn đẹp hơn vì có thể quan sát 360 độ. Nếu có dịp ghé Không gian Bác Hồ với thiếu nhi tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM, phòng chiếu phim 3D tại các Nhà Thiếu nhi quận huyện, Trung tâm Phát triển khoa học và Công nghệ (Thành Đoàn TP.HCM), bạn đừng bỏ qua chiếc kính thần kì này nha!
Công nghệ giúp bảo tàng gần gũi hơn với U14
Tại Di tích lịch sử Dinh Độc Lập (TP.HCM), khi tham quan khu trưng bày “Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập 1868-1966”, bạn có thể xem đoạn phim được chiếu trên tường. Nếu muốn dành nhiều thời gian quan sát và cảm nhận, bạn có thể dùng tai nghe để nghe thuyết minh bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Các phòng trưng bày tại đây cũng bố trí màn hình cảm ứng, bạn chỉ cần chạm vào là xem được hồ sơ của các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Ứng dụng công nghệ vào bảo tàng, khu triển lãm là xu hướng đang được Gen Z yêu thích, không chỉ nâng cao trải nghiệm cho khách tham quan mà còn đưa văn hóa, lịch sử đến gần giới trẻ hơn. Hi vọng Gen Z sẽ tiếp tục học hỏi để cùng mọi người sáng tạo thêm nhiều cách thức giữ gìn văn hóa truyền thống bằng công nghệ số.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận