Thứ bảy, 17/08/2019 11:03 (GMT+7)

Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi) được xem là một trong những làng nghề nông thôn lâu đời tại thành phố.

Từ thời khai khẩn, người dân Nam Bộ đã nghĩ ra cách làm nhiều loại bánh từ bột mì, bột gạo... Trong đó bánh tráng có ưu điểm nổi trội là để lâu ăn ít ngán dùng lúc nào cũng được và ăn với cái loại rau mọc sẵn dưới sông rạch. Bánh tráng ở Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi, TPHCM được nhiều người biết đến bởi hương vị đặc biệt không lẫn với những loại bánh tráng làm từ các địa phương khác.

Tráng bánh bằng phương pháp truyền thống.

Nằm cách trung tâm Sài Gòn gần 40 km, làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông huyện Củ Chi đã hình thành từ rất lâu đời. Có lẽ nhờ nằm cạnh dòng sông Sài Gòn với nguồn nước ngọt quanh năm cộng với đôi bàn tay khéo léo mà người dân đã tạo ra những chiếc bánh tráng rất đặc trưng không đâu sánh bằng. Đặc biệt là những ngày giáp tết thì không khí nơi đây rất là nhộn nhịp.

Bánh sau khi tráng được đem phơi nắng.

Với những người dân ở đây, họ sinh ra là đã thấy có nghề làm bánh tráng. Và cứ thế các lò bánh tráng được truyền từ đời này sang đời khác hoặc giữa những người cùng làm nghề chỉ dạy cho nhau.

Để tráng bánh người thợ dùng một cái gáo múc bột đổ lên trên một tấm vải được căng sẵn trên một cái miệng nồi có nước đang sôi bên trong. Sau đó dùng gáo dừa trải đều một lớp bột thật mỏng theo hình tròn. Động tác này phải khéo léo nhanh nhẹn, diễn ra chỉ trong vài dây. Bánh chín dùng một chiếc ống luồng rây, bánh gỡ ra trải lên một chiếc liếp được đan bằng tre sau đó mang ra phơi nắng.

Nếu như trước đây, nhiều nhà thường tráng bánh thủ công, mọi công đoạn đều dựa vào sức người thì hiện nay cũng với sự phát triển của khoa học công nghệ dã có nhiều lò tráng bánh sử dụng máy móc hiện đại trong quy trình làm bánh số hộ làm bánh thủ công cũng giảm dần. Nếu những người làm bánh tráng truyền thống phải làm mọi công đoạn, phải thức khuya dậy sớm, thì những lò bánh tráng bằng máy cũng vất vả không kém.

Bánh tráng làm công nghiệp phát triển.

Để kịp tiến độ làm việc, gạo đã được xay nhuyễn bằng máy. Sau khi đã qua khâu pha trộn với bột mì và muối thì hỗn hợp này sẽ được máy đánh đều lên. Cuối cùng được chuyển vào thùng để từ đây truyền qua những ống nhỏ xuống khuôn bánh. Những ngày giáp tết, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh nên các lò bánh tráng đã sáng đèn từ sáng sớm. Máy móc tuy hỗ trợ nhiều nhưng trong việc làm bánh vẫn cần sự khéo léo của con người như: khâu pha bột, phơi bánh. Bánh tráng làm bằng máy khi phơi cũng phải lưu ý về thời gian phơi. Thông thường người thợ làm bánh phơi khoảng 15 đến 30 phút. Nếu phơi ngoài nắng quá lâu bánh sẽ bị giòn và dễ vỡ. Chúng tôi thăm xưởng bánh tráng của cô Năm Rắc lúc đã quá trưa, thế nhưng những người nhân công ở đây vẫn thoăn thoắt xếp bánh vào bao

Gắn bó với người làm bánh tráng dù tráng thủ công hay tráng bằng máy, đều có sự vất vả không đong đếm được, nhưng bù lại những chiếc bánh tráng ở Phú Hòa Đông, đều có hương vị đặc biệt mà không nơi đâu có được.

VỦ LUÂN
(Theo Mực Tím)

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: