Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Sáng 6-10, giáo sư Klaus Schwab - chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã có buổi trò chuyện với chủ đề "Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ". Chương trình nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần 5 năm 2024.
Theo giáo sư Klaus Schwab, Kỷ nguyên trí tuệ tuy được coi là thời đại của sự gián đoạn nhưng đây là một thời kỳ đầy cơ hội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.
Giáo sư Klaus Schwab đánh giá cao sự linh hoạt cùng sự sáng tạo tuyệt vời của thế hệ trẻ. "Tôi tin rằng các bạn sẽ là những người dẫn đầu trong làn sóng đổi mới của Việt Nam ở những năm tới" - Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới - cho biết.
Đặc biệt, giáo sư Klaus Schwab nhấn mạnh một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà giới trẻ Việt Nam cần phát triển chính là cam kết học tập suốt đời.
Chia sẻ này được đặt trong bối cảnh người trẻ đang sắp bước chân vào một thế giới đang thay đổi với tốc độ chóng mặt.
Trong Kỷ nguyên trí tuệ, việc học tập sẽ không chỉ dừng lại trên ghế nhà trường. Học tập là một hành trình liên tục và chỉ những ai sẵn sàng thích nghi, phát triển và học hỏi những kỹ năng mới có thể thành công.
Nhân dịp này, giáo sư Klaus Schwab cũng kêu gọi người trẻ hãy nghĩ cách để đóng góp vào công cuộc phát triển bao trùm và bền vững của Việt Nam thay vì chỉ đạt được thành công cho riêng mình.
Thêm vào đó, người trẻ cũng cần phải phát huy vai trò dẫn dắt, sử dụng công nghệ một cách có đạo đức và có trách nhiệm khi mà những hệ thống AI ngày càng mạnh, hệ thống dữ liệu ngày càng thâm nhập sâu. Điều này sẽ góp phần nâng cao niềm tin và sự công bằng trong cuộc sống.
Trong phần cuối bài phát biểu, giáo sư Klaus Schwab đã chia sẻ định nghĩa về kỹ năng lãnh đạo bằng một phép ẩn dụ.
Cụ thể, ông ví kỹ năng lãnh đạo cũng giống như cơ thể con người. Trong đó, bao gồm 5 yếu tố: tâm hồn, bộ não, trái tim, cơ bắp và hệ thần kinh.
Tâm hồn đại diện cho mục đích. Bộ não đại diện cho tri thức. Trái tim đại diện cho đam mê và lòng trắc ẩn. Cơ bắp đại diện cho hành động. Và hệ thần kinh đại diện cho sự kiên cường.
Theo giáo sư, mỗi yếu tố đều đóng một vai trò độc nhất và không thể thay thế. Và chỉ khi biết tích hợp cả 5 yếu tố này thì chúng ta mới có thể trở thành những nhà lãnh đạo đáp ứng được yêu cầu của tương lai.
Trước khi buổi trò chuyện bắt đầu, bạn Đặng Bảo Trân (sinh viên năm 1, Trường đại học Ngoại thương) rất phấn khởi và tò mò về những bài học mà giáo sư sẽ mang đến. Sau khi tham gia, Trân cho biết cực ki ấn tượng với cách truyền tải thông điệp của giáo sư.
Còn bạn Lê Quỳnh Anh (sinh viên năm 1, Trường đại học Ngoại thương) thì đặc biệt ấn tượng với phần chia sẻ của giáo sư về kỹ năng lãnh đạo. Các yếu tố mà giáo sư đề cập đều rất chính xác với Quỳnh Anh và theo bạn là rất đáng để chiêm nghiệm.
Trong phần chia sẻ về kỹ năng lãnh đạo của vị giáo sư, bạn Phạm Đỗ Hoàng Khang (sinh viên năm 3, Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM) tâm đắc với lời khuyên rằng trước khi muốn trở thành một phần của bất cứ một tổ chức nào đó, chúng ta phải hiểu cấu trúc và cách vận hành thì mới có thể gia nhập vào nó.
Ngoài ra, theo Hoàng Khang, những câu hỏi do đại diện các đơn vị tham gia trao đổi đặt ra tại buổi trò chuyện rất sát với thực tế và những gì mà bạn quan tâm về nền kinh tế tri thức hiện nay.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận