Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Khi xã hội phát triển, cuộc sống của con người chúng ta có quá nhiều thứ để quan tâm, lo lắng, mong đợi. Trong khi đó, ở mỗi gia đình có một nền tảng giáo dục con cái khác nhau. Từ đó cách quan tâm, chăm sóc, giáo dục trẻ chắc chắn có nhiều điểm mà không nhà nào sẽ giống nhà nào.
Nhiều khi, sự cầu toàn của người lớn, tính kỳ vọng của gia đình đặt hết lên vai đứa trẻ. Nhưng có bao giờ, người lớn có đặt mình vào vị trí và suy nghĩ của trẻ hay không?
Hạnh phúc của đứa trẻ là được người lớn chia sẻ - thấu hiểu trước những mong muốn của con lúc con cần chứ không phải chỉ là lời trách móc, thờ ơ, bỏ qua không lời đáp của người lớn. Trường học hay gia đình cũng vậy.
Khía cạnh khác, con trẻ cần một lời hỏi thăm, cần một cái ôm hôn của ba mẹ, hay một bữa ăn tối cùng với gia đình. Hoăc là một lời động viên, cảm thông, an ủi của thầy cô khi trẻ bị điểm thấp, khi trẻ tổn thương, lúc trẻ cô đơn…
Thực sự điều này cũng sẽ khó khăn bởi người lớn cũng không có nhiều thời gian, do đặc thù công việc hay hoàn cảnh ở mỗi gia đình. Cũng có khi là do người lớn chưa kịp hiểu về tính cách của trẻ.
Sự tổn thương về mặt tâm lý, sức khỏe lâu ngày, nhiều ức chế không có chỗ để giải tỏa, vết thương tinh thần không có chỗ để chữa lành - trẻ sẽ mất khả năng kiềm chế cảm xúc, sinh ra nghĩ tiêu cực, sống đơn độc và tìm đến những cách giải quyết không tốt.
Theo quan điểm của người làm quản lý-người làm giáo dục, tôi cho rằng, từ các em, trước hết, cần biết cách giải phóng stress cho chính mình. Mỗi khi bị bế tắc, gặp phải khó khăn hay ức chế tâm lý, các em cần và phải biết tìm người để trò chuyện, chia sẻ. Đừng sợ rằng người lớn sẽ biết hay bạn bè biết bản thân bạn đang gặp phải vấn đề cần giải quyết.
Với người lớn, đừng để con cô độc một mình. Đừng tạo áp lực cho trẻ, hãy hiểu trẻ nhiều hơn khi có thể. Đừng so sánh con mình với con của người khác sẽ tạo áp lực cho con nhiều lắm. Hãy sắm vai là bạn của con để chia sẻ và lắng nghe con nhiều hơn. Đừng làm tổn thương con dù là lời nói. Hãy giáo dục con khi con hiểu và có sự hợp tác với mình.
Khi con thích hay muốn điều gì đừng vội đáp ứng liền cho con, con sẽ ỷ lại và sẽ đòi nhiều hơn thứ đó. Hãy cho con điều con muốn nhưng đừng quá dồi dào và dư thừa.
Khi con học chưa tốt, người lớn hãy nắm tay, động viên con cố gắng thêm chút nữa. Đừng vội la con, mắng con hay so sánh con với bất kỳ đứa trẻ khác, nhà người khác… con sẽ buồn lắm.
Khi con học tốt rồi, người lớn bớt tự mãn và hãnh diện khoe con. Đừng vui mừng quá làm cho con rất áp lực với bạn bè, người xung quanh nếu một ngày nào đó con cảm thấy chưa được như kỳ vọng.
Tuổi của con đang lớn nhưng không có nghĩa điều gì con cũng hiểu như người lớn. Khi nói với con hãy lựa lời mà nói, đừng cố bắt con phải hiểu mình. Điểm số của con không là gì cả nếu như con cứ đau đáu vì sự so sánh của người lớn mãi đè lên đôi vai bé nhỏ của con. Điểm số của con có được phải bằng chính năng lực và khả năng của con thì con mới cảm thấy vui và hạnh phúc.
Lắng nghe con, nhỏ to cùng con, chớ vội trách cứ con nếu không con chẳng bao giờ nhỏ to tâm sự nữa. Hãy ôm con thật chặt mỗi khi con có lỗi - sưởi ấm lòng bàn tay con lúc có thể để con cảm thấy người lớn mình thật tuyệt vời!
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận