Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Trong bộ phim Bố Già, Trấn Thành đã mở đầu bằng câu: “Bạn đã bao giờ sống ở hẻm chưa? Bất kì con hẻm nào ở Sài Gòn cũng chứa vạn điều kì thú ở trong đó”. Hẻm của nhân vật Ba Sang, Woắn, Bù Tọt là một lát cắt đầy sinh động về hẻm Sài Gòn, luôn có tiếng nói cười rổn rảng, luôn dạt dào tình yêu thương.
Sài Gòn có muôn vàn con hẻm lớn nhỏ. Có hẻm cụt ngủn, vỏn vẹn vài trăm mét nhưng là nơi nương tựa của hàng chục con người. Có hẻm thênh thang, chui “lọt” cả chiếc xe hơi, nơi có những ngôi nhà tráng lệ. Mỗi con hẻm đều có chuyện để kể, gắn bó với kí ức của người Sài Gòn bao thế hệ. Và bạn, nếu đã từng lớn lên trong hẻm chắc hẳn cùng đã từng thưởng thức một cốc chè ngọt ngào của hàng xóm mang sang, những câu thăm hỏi khi bạn vừa dắt xe ra cửa nhà.
Trong những ngày dịch bệnh, người ta chẳng còn gặp nhau được nhiều như trước, nhưng tình yêu thương vẫn cứ len lỏi vào trong mỗi ngõ nhỏ, mỗi ngôi nhà, mỗi con người.
“Cuộn bông” tròn vo, trắng muốt, đầu lốm đốm vài mảng màu đen, “thèm người” và rất thích nũng nịu. “Cuộn bông” là một chú chó ở hẻm Lê Văn Sỹ (quận 3). Chủ nhân của “cuộn bông” là F0, đã đi điều trị. Ngôi nhà chú chó sinh sống cũng bị “giăng dây”, phong tỏa. Không còn cách nào khác, “cuộn bông” đành phải ở trước hiên nhà, được chủ cột lại cẩn thận.
Bạn Tiểu Mi (cư dân hẻm) chia sẻ: “Khi hẻm được dỡ phong tỏa, mình tình cờ bắt gặp chú chó đang ngồi trước sân nhà, xung quanh là cơm trộn, thức ăn, nước uống… và cả một “ngôi nhà” được làm từ thùng giấy cũng được dựng lên. Hơn 15 ngày qua, em ấy đã sống bằng tình thương của hàng xóm”.
Cứ mỗi ngày, những cô bác gần đó lại thay phiên nhau chăm “cuộn bông”, người mang cơm, người cho nước, người làm chỗ ngủ, người tặng tấm chăn. “Lúc mới gặp bé, mình thương quá nên đã xin cô chủ trọ cho phép được nuôi, bạn bè mình cũng rất ủng hộ. Nhưng sau đó, một cô hàng xóm sợ khi dỡ phong tỏa, bé cứ ở ngoài sẽ bị “bắt cóc” nên đã ẵm về nhà nuôi, đợi khi nào chủ về thì trả lại”. Gần nửa tháng không có chủ, phải ở ngoài đường nhưng “cuộn bông” vẫn khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ, rất quấn người, thích được vuốt ve, vẫy đuôi khi có ai đó lại gần.
Cũng trong hẻm nhỏ này, tình yêu thương đã được nảy nở. Bạn Tiểu Mi chia sẻ rằng bà con hỗ trợ nhau mọi thứ, gom góp nhu yếu phẩm để tặng cho khu phong tỏa tại nhiều con hẻm lân cận. Hẻm Sài Gòn đáng yêu như thế đó! Khi Mi đăng tải đoạn video về “cuộn bông” trên mạng xã hội, nhiều người đã bày tỏ sự thích thú lẫn cảm kích đối với tấm lòng mà những người hàng xóm tốt bụng đã dành cho chú chó.
Một buổi sáng, Hiếu Tâm (học sinh trường Trung học Thực hành, Đại học Sư Phạm TP.HCM) ghé mắt ra ngoài cửa sổ, cậu hốt hoảng khi nhìn thấy một rào chắn phong tỏa đã được thiết lập ngay đầu hẻm.
Khu vực của Tâm có 4 bệnh nhân F0, đã được đưa đi cách ly từ hôm trước. Các nhân viên y tế nhanh chóng đến hẻm và xịt khử trùng đường phố, an ninh ở chốt chặn được tăng cường hơn. Ở cổng lớn nhất, hẻm luôn có các cán bộ công an túc trực. Tâm chia sẻ thêm: “Mỗi buổi chiều đều có các nhân viên y tế xuống để truy vết, đưa các F0 đi chữa trị, các F1 đi cách ly riêng. Cách 1 – 2 bữa, họ bắt đầu xịt khử trùng. Khu vực mình ở đã lấy mẫu xét nghiệm được 2 lần và phát hiện thêm vài F0”.
Một không khí đầy căng thẳng bao trùm lấy con hẻm nhỏ. Tâm kể: “Càng lo lắng, người ta càng biết cách nghĩ cho nhau nhiều hơn. Điện thoại của mẹ mình liên tục có tin nhắn hỏi thăm từ chòm xóm, có gì khó khăn chỉ cần “ới” nhau một tiếng. Thi thoảng, trước cửa nhà xuất hiện bọc cam, vài quả ổi, túi trân châu để nấu trà sữa…
Để tránh tiếp xúc với nhau, mọi người cứ để ở đó rồi đi, một lúc sau mới có người ra nhận. Đồ ăn được rửa sạch sẽ, cẩn thận. Khi mình được nghỉ ngơi trong nhà, các nhân viên y tế trực tại hẻm phải làm việc “hết công suất”. Công việc rất vất vả và nhiều rủi ro. Có khi trời mưa hay đêm khuya họ vẫn làm việc nghiêm túc, cần mẫn và không than trách, không để sai sót gì. Mọi người vì an toàn của khu cách ly đã làm việc hết mình như thế đó”.
Do người dân không thể ra ngoài, công tác tiếp tế đến từ chính quyền và các mạnh thường quân đã được diễn ra để giúp đỡ các hộ gia đình trong hẻm vượt qua khó khăn. Mỗi ngày nhiều lần, đại diện mỗi gia đình sẽ ra nhận lương thực, thực phẩm ở đầu các hẻm và phải thực hiện giãn cách ít nhất 2m, bảo đảm 5K một cách nghiêm túc. Tâm chia sẻ: “Chỉ mong một ngày hết dịch, mọi người được gặp lại nhau trong bình yên và an toàn”.
THUẬN THẢO
Ảnh: THUẬN THẢO - NVCC
Thiết kế: MAI CHI
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận