Hiện tượng quầng Mặt trời báo hiệu điều gì?

Thứ năm, 15/05/2025 19:20 (GMT+7)

Gần đây, nhiều người đã chụp được hình ảnh mặt trời có một vòng tròn sáng bao quanh. Hiện tượng này được gọi là sun halo - quầng Mặt trời.

Hiện tượng quầng Mặt trời báo hiệu điều gì?- Ảnh 1.

Hiện tượng Sun halo (quầng Mặt trời) - Ảnh: NATIONAL WEATHER SERVICE

Tại sao chúng ta nhìn thấy quầng Mặt trời?

Trước hết, hãy tìm hiểu về thuật ngữ halo. Nó dùng để chỉ một vòng tròn ánh sáng hình thành xung quanh Mặt trời hoặc Mặt trăng khi ánh sáng Mặt trời hoặc Mặt trăng khúc xạ qua các tinh thể băng có trong một lớp mây mỏng.

Lớp mây này có tên là mây CS (hay mây ti tầng, tiếng Latin là Cirrostratus). Nó rất mỏng, trong suốt, tồn tại ở độ cao từ 6 - 8km ở dạng tinh thể. Điều này khiến ánh sáng đi qua nó bị khúc xạ thành nhiều màu.

Cần điều kiện nữa để chúng ta nhìn thấy quầng Mặt trời. Đó là các hạt tinh thể trong lớp mây CS phải có hình lục giác với đường kính nhỏ hơn 20.5 micromet. 

Đồng thời, góc độ chiếu sáng phải là 22 độ. Hình dạng và kích thước này cho phép ánh sáng khúc xạ 2 lần, giúp quầng mặt trời được hình thành.

Cũng vì lý do này hiện tượng quầng Mặt trời còn được gọi là "hào quang 22 độ".

Khi bạn quan sát bằng mắt thường từ Trái đất, quầng Mặt trời thường là vòng tròn sáng màu trắng.

Quầng Mặt trời báo hiệu điều gì?

Hiện tượng khoa học này thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ đầu giờ trưa đến cuối giờ chiều. 

Càng về trưa, khi thời tiết nắng, ít mây, quầng Mặt trời xuất hiện càng rõ nét.

Theo quan niệm của người xưa, quầng Mặt trời xuất hiện báo hiệu mưa sắp đến. Bởi lẽ, những đám mây ti tầng màu trắng tinh khiết là dấu hiệu cho thấy có nhiều nước ở tầng trên của bầu khí quyển hoặc front nóng đang đến, dự kiến sẽ có mưa.

Tuy nhiên, ở góc độ khí tượng học, quầng Mặt trời là hiện tượng tự nhiên hoàn toàn bình thường. Ở Việt Nam, người dân thỉnh thoảng vẫn quan sát thấy.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: