Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Trần Anh Khoa
Với kinh nghiệm từng dẫn dắt, tư vấn du học cho hơn 100 học sinh Việt Nam và quốc tế, hai bạn trẻ đồng sáng lập MiYork Organization là Trần Anh Khoa (SN 2001, học bổng toàn phần tại ĐH New York, cơ sở Abu Dhabi) và Nguyễn Thị Ánh Tuyết (SN 2002, học bổng toàn phần ĐH Minerva, Hoa Kỳ) chia sẻ cho teen nhiều thông tin, kinh nghiệm bổ ích về cách xây dựng hồ sơ du học.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Theo Ánh Tuyết, hồ sơ du học cần thể hiện năng lực học thuật, các kĩ năng cứng và kĩ năng mềm, đam mê của học sinh, những đóng góp xã hội và sự phù hợp của học sinh với chương trình học và văn hóa của nhà trường. Hồ sơ du học có 3 phần chính gồm: Thành tích học thuật, hoạt động ngoại khóa, luận và những tài liệu khác.
Các trường luôn ưu ái những học sinh có thành tích học thuật tốt. Teen nên cố gắng đạt được điểm cao nhất có thể. Tuy vậy, không phải bạn nào cũng có cơ hội để có thể trả khoản học phí cao cho việc ôn luyện và phí thi các kì thi chuẩn hóa như SAT, IELTS. Và chỉ có một số ít học sinh đạt giải thưởng các kì thi học sinh giỏi do Bộ tổ chức. Vì vậy, học sinh cần cố gắng có thêm thành tích học thuật.
GPA: Thường lấy điểm của năm lớp 9, lớp 10 và lớp 11 nếu học sinh nộp hồ sơ vào năm lớp 12. Vì vậy, nếu có định hướng du học, teen phải nỗ lực xây dựng để có bảng điểm “đẹp” ngay từ những năm cuối cấp 2.
SAT/ACT/Aps: Ngoài SAT hoặc ACT, teen có thể thi thêm AP để được miễn học một số môn tại đại học.
Chứng chỉ tiếng Anh: Ngoài IELTS, chứng chỉ Cambidge English, hoặc TOEFL, teen cũng có thể thi DET vì chi phí thấp và nhanh hơn.
Giải thưởng học thuật: Các kì thi học sinh giỏi do Bộ tổ chức luôn được chú ý. Những học sinh không trong đội tuyển muốn có thành tích học thuật nên thi các cuộc thi khác như Hackathon, Business Case, Startup Idea, Khoa học Kĩ thuật...
Thông qua hoạt động ngoại khóa, các trường có thể biết được thêm những kĩ năng của học sinh để chuẩn bị cho cuộc sống đại học, cũng như đam mê, sở thích của bạn. Hoạt động ngoại khóa diễn ra dưới nhiều hình thức. Học sinh hoàn toàn có thể chọn làm những hoạt động ngoại khóa phù hợp với bản thân.
Những ví dụ về hoạt động ngoại khóa:
• Thực hiện các dự án xã hội có đóng góp lớn tới cộng đồng.
• Làm nghiên cứu khoa học độc lập hoặc với giảng viên, tiến sĩ, giáo sư.
• Đi làm part-time tại các công ti.
• Đi thực tập tại các công ti.
• Những hoạt động liên quan đến sở thích của học sinh.
• Những hoạt động liên quan đến nghệ thuật như đàn, hát, múa...
• Tham gia trại hè.
• Tự khởi nghiệp, làm kinh doanh nhỏ.
Nếu như hai phần trước thể hiện năng lực và kĩ năng của học sinh, luận chính và luận phụ thể hiện những tố chất của học sinh, giúp nhà trường hiểu về hoàn cảnh, sự nỗ lực và những điều mà các thành tích trước chưa thể hiện được.
Thư giới thiệu từ giáo viên, đồng nghiệp người hướng dẫn... sẽ giúp nhà trường hiểu hơn về học sinh một cách khách quan, sự tương tác của học sinh với người xung quanh, cũng như để chứng thực những hoạt động của học sinh.
Cuộc phỏng vấn giúp nhà trường hỏi thêm những điều học sinh chưa thể hiện trong hồ sơ, hoặc cũng có thể xác thực nhanh năng lực của học sinh bằng những câu hỏi về chuyên ngành, IQ...
Ngoài trao học bổng dựa trên năng lực, nhà trường cũng có thể trao học bổng dựa trên hoàn cảnh gia đình. Vì vậy, một vài trường hợp có thể yêu cầu học sinh điền các thông tin liên quan đến tài chính gia đình.
Anh Khoa lưu ý: “Các trường thường tìm kiếm các học sinh đặc biệt, có câu chuyện thú vị và có tài năng. Để có một câu chuyện thú vị thì trải nghiệm của học sinh và ước mơ của các bạn cũng phải... đặc biệt. Tuy vậy, không một công thức nào chung cả, như vậy thì học sinh ấy sẽ không còn… đặc biệt nữa”.
Theo Anh Khoa, trên thế giới có ba nhóm trường đại học, xếp dựa theo yếu tố ưu tiên và không ưu tiên hoạt động ngoại khóa.
• Các trường không xét hoạt động ngoại khóa: Úc và Ý (không tính số ít các chương trình học bổng đặc thù và Bocconi University - trường kinh doanh số một của Ý).
• Các trường xét hoạt động ngoại khóa nhưng quan tâm yếu tố học thuật hơn: Hàn Quốc, Singapore, Anh (chỉ quan tâm hoạt động liên quan đến chuyên ngành)...
• Các trường coi trọng hoạt động ngoại khóa: Hà Lan, Hoa Kỳ, Canada, các đại học quốc tế tại Việt nam (VinUni, BUV, Fulbight, RMIT).
Vì thế, teen cần biết quốc gia mình muốn đến du học để chuẩn bị hồ sơ phù hợp.
Những thông tin trên là những phần cơ bản trong một hồ sơ du học, teen cần biết cách khai phá những điểm riêng biệt, ấn tượng để chinh phục đơn vị ban tuyển sinh. “Mỗi năm, các trường có thể thay đổi tiêu chí tuyển và mỗi quốc gia mỗi khác, nên thông tin này chỉ là bước tham khảo đầu tiên thay vì là một “lời khuyên chuẩn xác” áp dụng được mọi trường đại học”, Khoa lưu ý thêm.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận