Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Mực Tím đã mời cô Nguyễn Thúy Uyên Phương (tác giả sách Xin chào AI - học và chơi cùng trí tuệ nhân tạo, hiện là Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đại học Illinois, Hoa Kỳ, chuyên ngành Learning Design and Leadership) giải đáp thắc mắc của teen về cách học hiệu quả với AI, đặc biệt là ứng dụng ChatGPT.
* “Dùng ChatGPT trong việc học là mình chỉ cần biết cách gõ từ khóa và đợi máy trả lời thôi phải không Mực Tím?” - bạn Tuyết Nhung (lớp 11, THPT Trần Phú, quận Tân Phú)
- Cô Uyên Phương: Để sử dụng AI nói chung, ChatGPT nói riêng hiệu quả, bạn cần học kỹ năng chỉ huy công nghệ, kỹ năng giải quyết vấn đề. Vì nếu chúng ta không có tư duy phản biện, không sáng tạo, không đưa ra được ý tưởng của riêng mình thì rất khó có thể điều khiển và kiểm soát AI hiệu quả.
Ngược lại, có bạn còn bị phụ thuộc vào chúng, nhất là khi AI đã có khả năng nạp nhiều thông tin hơn, xử lý công việc trong tích tắc chỉ với vài thao tác đơn giản.
* “Làm sao biết được thông tin ChatGPT cung cấp có đúng hay không nhỉ?” - bạn Khánh Hưng (lớp 10, THPT Nguyễn Thái Bình, quận Tân Bình).
- Cô Uyên Phương: ChatGPT có thể nạp rất nhiều kiến thức, có cái đúng nhưng cũng có thứ sai lệch, chưa kịp cập nhật.
Nếu bạn chỉ tiếp nhận thông tin một cách thụ động, không truy vấn, đối chiếu với nhiều nguồn khác thì rất dễ có thành kiến không hay về một vấn đề nào đó.
Bạn nên đánh giá thông tin và xem xét các quan điểm khác nhau, luôn đặt nghi vấn “liệu rằng có thể có những góc nhìn khác cho câu trả lời này?” và tìm câu trả lời bằng cách tích cực trò chuyện với bạn bè, thầy cô, đọc sách...
Nhớ nè, ChatGPT hay các ứng dụng tương tự chỉ nên là một nguồn tham khảo thôi nhé!
* “Khi làm bài tập về nhà, lỡ gặp câu hỏi khó thì mình có nên chép đáp án ChatGPT gợi ý vào phần bài làm không?” - bạn Quốc Anh (quận Phú Nhuận).
- Cô Uyên Phương: Không nên nhé bạn, ChatGPT có rất nhiều nguy cơ khiến bạn “ẵm trứng ngỗng” và gặp nguy hiểm đó! Do ChatGPT tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn trên internet nên bạn rất dễ bị vướng vào đạo văn; thông tin cá nhân có thể bị lộ ra ngoài trong quá trình bạn cung cấp hình ảnh, nội dung cho ứng dụng...
Nếu phát hiện bài làm của bạn chép từ ChatGPT, chắc chắn thầy cô sẽ không vui vì thứ bạn có chỉ là sự sao chép chứ không phải kiến thức thật, cách học lạm dụng vào AI cũng chỉ mang tính đối phó.
Trong cuốn sách Xin chào AI - học và chơi cùng trí tuệ nhân tạo (do NXB Trẻ phát hành), cô Uyên Phương còn giới thiệu nhiều ứng dụng AI thú vị khác như: tạo bóng rối cùng Shadow Art, tạo nhân vật hoạt hình của chính mình với Scroobly, “nhập vai” nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc ảo cùng AI Semi-conductor...
Bạn có thể quét mã QR trong sách và rủ bạn bè cùng trải nghiệm để hiểu rõ hơn về thế giới AI nhé!
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận