Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Đây là dự án trong khuôn khổ Ngày hội thao giảng cấp cụm các môn lịch sử, hóa học, sinh học, giáo dục quốc phòng và an ninh. Trường THPT Lê Quý Đôn đóng vai trò là trường tổ chức dự án.
Dự án liên môn cấp cụm có sự tham gia của 8 trường THPT thuộc địa bàn cụm 1. Bao gồm: Trường THPT Lê Quý Đôn, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Trường THPT Ten Lơ Man, Trường THPT Lương Thế Vinh, Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, Trường THPT Marie Curie, Trường THPT Nguyễn Thị Diệu và Trường THPT Năng khiếu Thể dục Thể thao TP.HCM
Sân trường Trường THPT Lê Quý Đôn nóng lên với màn rap trong tiết mục sân khấu hóa môn hóa học của học sinh trường. Bên dưới, khán giả hòa nhịp và góp giọng từ phần lời được hiển thị trên màn hình led.
Đó là một trong nhiều tiết mục được học sinh đến từ 8 trường THPT trên địa bàn quận 1 và quận 3 biểu diễn sáng nay.
Thay vì chỉ học những kiến thức trong sách giáo khoa, với dự án này, các bạn có thêm cách tiếp cận môn học mới khi chủ động chuẩn bị các tiết mục văn nghệ với nội dung ca ngợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Với môn lịch sử, những sự kiện lịch sử, câu chuyện về các anh hùng, những bài hát mang âm hưởng hào hùng...được các bạn học tái hiện trên sân khấu.
Nhiều tiết mục được các bạn đầu tư kết hợp nhiều hình thức hát, múa, tiểu phẩm... chỉn chu trong nội dung và trang phục biểu diễn.
Đặc biệt, các bạn học sinh khối 12 Trường THPT Lê Quý Đôn còn chiêu đãi khán giả phần trình diễn thời trang các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng. Trong đó, có các sản phẩm thời trang giấy, quần áo, túi tote, nón lá...
Các biểu tượng đẹp gắn với cuộc chiến, người lính... được các bạn cách điệu và ứng dụng vào thiết kế nón lá, áo và túi tote - Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Theo dõi phần trình diễn này, Nguyễn Lê Bảo Ngọc (lớp 11A3, Trường THPT Ten Lơ Man) rất ấn tượng vì những sản phẩm vừa thể hiện tinh thần tự hào lịch sử, vừa là một cách tái chế lại từ những chiếc áo trắng, túi tote trắng.
Trong khi đó, việc các tiếc mục bám sát với tác phẩm văn học khiến Nguyễn Đức Quốc Khánh (lớp 12A3, Trường THPT Lê Quý Đôn) thích thú. Khi xem tiết mục nhạc kịch "Những ngôi sao xa xôi", những chi tiết được tái hiện trên sân khấu giúp Quốc Khánh dễ dàng nhớ lại tác phẩm đã học này.
Không dừng lại ở các tiết mục biểu diễn trên sân khấu, các bạn còn trưng bày đa dạng các sản phẩm học tập: poster, brochure, sa bàn,... được chuẩn bị từ trước.
Ngoài nhận về thành quả đẹp mắt, quá trình thực hiện các sản phẩm này cũng cho các bạn nhiều trải nghiệm thú vị.
Bạn Nguyễn Ngọc Bảo Châu (lớp 12A8, Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm) kể rằng các bạn đã có cơ hội gặp Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ (phó chủ tịch Trung ương Hội nạn nhân chất độc Da cam/Đioxin Việt Nam, chủ tịch hội nạn nhân chất độc Da cam/Đioxin TP.HCM) để trò chuyện và quay tư liệu cho dự án lần này.
Với các sản phẩm của Trường THPT Ten Lơ Man, Lê Ngọc Uyên Phương (lớp 11A3) cùng các bạn bắt đầu lên ý tưởng cho các sản phẩm trong vòng 1 tháng và bắt tay vào làm và hoàn thiện chỉ trong vòng 2 ngày.
Uyên Phương cho biết mô hình được các bạn lấy ý tưởng từ hậu quả mà chất độc da cam. "Khi nhìn vào sa bàn, mọi người có thể thấy cây cối sụp đổ, con người bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc màu da cam. Qua đây, thông điệp mà tụi mình muốn truyền tải là hãy giữ một thế giới hòa bình để không còn xảy ra chiến tranh một lần nào nữa."
Còn với Huỳnh Phúc Uyên Chi (lớp 10A9, Trường THPT Lê Qúy Đôn), cô bạn tham gia vào làm mô hình môn sinh học.
Để làm ra mô hình DNA đúng với kiến thức được học, bạn phải tìm hiểu cả kiến thức trong chương trình học và cả từ các nguồn khác. Uyên Chi cũng mong muốn sẽ có thêm những hoạt động tương tự để có cách tiếp cận môn học mới mẻ và kích thích hơn.
Ngoài ra, dự án còn hợp tác cùng các câu lạc bộ với đa dạng lĩnh vực để cho ra các sản phẩm các sản phẩm thủ công như vòng handmade, móc khoá, stickers... để bày bán tại buổi báo cáo. Với lợi nhuận thu được, các bạn dự định sẽ quyên góp cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam.
Nhận xét về dự án, thầy Nguyễn Văn Gia Thụy (phó hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn) phát biểu: "Thông qua dự án này, các em đã sử dụng những kỹ năng mềm: giao tiếp, biểu diễn, sử dụng công nghệ... rất tốt để phục vụ cho việc học của mình. Đây là một trong những điểm chúng ta nên phát huy trong thời gian tới"
Thầy Thụy cũng nhấn mạnh để dự án hoàn thiện hơn, quý thầy cô cần nghiên cứu thêm để xây dựng nội dung dự án hướng vào cụ thể từng đối tượng học sinh và có cách đánh giá chi tiết năng lực của từng cá nhân.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận