Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Người bị trầm cảm giống như cái cây đang tươi xanh bỗng dưng héo rũ. Làm thế nào để hồi sinh cái cây ấy?
@ ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM RA SAO?
Điều trị trầm cảm cần có sự “hiệp đồng tác chiến” của thuốc và tâm lí. Trong đó, tâm lí trị liệu đóng vai trò quan trọng nhất. Khi trị liệu tâm lí, cần có sự chung tay giữa thầy thuốc và gia đình, trong đó gia đình mới là “bác sĩ” chính.
@ ĐÃ MẮC TRẦM CẢM LÀ HẾT THUỐC CHỮA?
Cần tránh suy nghĩ: đã bị trầm cảm thì chỉ có cách “sống cả đời” với nó. Trầm cảm có thể chữa khỏi nếu người bệnh biết cách thoát khỏi nó. Tuổi càng trẻ càng có cơ may khỏi bệnh cao, thậm chí là tự khỏi. Quan trọng là phải phát hiện sớm để giảm nhẹ bệnh, đặc biệt ngăn ý định tự sát.
@ ĐỂ “CÂY TRẦM CẢM” TỪ HÉO RŨ TRỞ NÊN TƯƠI XANH
Chữa trầm cảm rất khó khăn, kết quả cũng thường... khó đoán. Thế nên, tốt nhất là đừng để mình bị bệnh. Muốn ngăn trầm cảm phải bắt đầu từ những hạt mầm và cần sự “hợp tác” của cả teen và bố mẹ. Tuy nhiên, tụi mình cứ phải “giữ mình” trước, rồi mới nhờ đến ba mẹ.
Lời khuyên cho bạn là:
- Mở lòng, hướng ngoại nhiều hơn, nhưng phải tìm đến những mối quan hệ tích cực, lạc quan. Tránh kết giao với những thành phần có biểu hiện vô cảm, chán đời...
- Giữ sức khỏe tốt, ngủ đủ giấc.
- Năng thể dục, thể thao.
- Tham gia các hoạt động xã hội, ưu tiên hoạt động ngoài trời.
- Mọi kế hoạch, mục tiêu cần hợp lí, vừa sức.
- Bằng lòng với sự “không hoàn hảo” của bản thân.
- Bỏ ngoài tai những lời “thị phi”, ghen ăn tức ở.
- Đơn giản hóa cuộc sống.
- Làm việc, học hành khoa học, cơ cấu thời gian hợp lí, vừa khỏi “điên đầu” vừa bảo đảm thành công.
- Khuyến khích trải lòng với nhật kí.
- Mạnh dạn tìm kiếm giúp đỡ, kể cả người ngoài. Có thể tham gia những hội nhóm, diễn đàn cùng cảnh ngộ...
- Đổi mới không gian sống như trang trí lại phòng ngủ, sắp xếp lại góc học tập... cũng khiến tâm trạng thoải mái hơn.
@ PHÒNG TRÁNH TRẦM CẢM - CHƯA BAO GIỜ LÀ DỄ DÀNG
Rõ là các giải pháp phòng tránh có hơi hướm “khuyên” teen gác qua cái tôi, điều mà không phải teen nào cũng chịu. Người lớn cũng thế, việc “nhắm mắt cho qua” những nổi loạn, khủng hoảng của con cũng không hề dễ dàng. Lưu ý đây là đề xuất ngừa chứng trầm cảm, không phải khuôn mẫu giáo dục, lối sống chung.
@ ĂN UỐNG CÓ THỂ PHÒNG TRẦM CẢM?
Ăn uống góp phần khá khiêm tốn trong phòng cũng như trị trầm cảm, chủ yếu giúp cải thiện tâm trạng, khắc phục lỗi dẫn truyền thần kinh. Thực đơn đề nghị gồm Omega-3 (có trong cá trích, mòi, hồi, ngừ, hạt lanh, dầu cải, óc chó, dầu cá...), vitamin nhóm B (đậu, hạt, hoa quả và rau xanh đậm, cá, thịt nạc, sữa ít béo...). Tránh các loại carbohydrate chán đời (đồ ngọt) thay bằng ngũ cốc nguyên hạt, rau, quả, selen (đậu, thịt nạc, hạt, hải sản), vitamin D...
- Cần thêm “món ăn tinh thần” như thiền, yoga, thư giãn, massage.
- Quan tâm, thấu hiểu cảm xúc của con. Muốn vậy, ba mẹ cần “cưa sừng làm nghé”, cập nhật kiến thức thời trang, thần tượng... mà con yêu thích để dễ bề trò chuyện. Tránh suy nghĩ áp đặt, suy bụng ta ra bụng con.
- Tôn trọng xì-tai, quần áo, tóc tai của con, thậm chí là bạn bè con.
- Mở lòng, khuyến khích con nói ra tâm tư.
- Tìm hiểu, cập nhật kiến thức tâm sinh lí trẻ.
- Mọi sự lấy khuyến khích, động viên làm chủ đạo. Không áp đặt khuôn mẫu, tiêu chuẩn nào lên con.
- Không so sánh kiểu “con người ta”, không khích con bằng cách... hạ thấp chúng.
- Không sử dụng “nghiệp vụ” theo dõi như: xem điện thoại, nhật kí, từ khóa mạng.
- Dành cho con không gian riêng.
- Để mắt đến mọi khủng hoảng, biến cố dù nhỏ nhất bởi trầm cảm thiếu niên phần lớn mang tính đột ngột, không “mưa dầm thấm đất” như người lớn...
@ PHÒNG VÀ TRỊ “TỰ TỬ” TRẦM CẢM
- Trước khi làm điều dại dột, người bị trầm cảm thường có biểu hiện, hành động bất thường như ủ dột, hay than vãn buồn chán, bi quan, thích đóng cửa ở một mình. Cũng có bạn kêu cứu hoặc nói vu vơ lời tạm biệt, vĩnh biệt mọi người để đi xa... Lúc này, ba mẹ, bạn bè phải là người đầu tiên nhận biết, phát hiện sớm những dấu hiệu lạ, bất thường để ngăn chặn kịp thời.
- Tự sát là cái kết đáng sợ nhất của trầm cảm, bởi thế, nó là mục tiêu phòng và chữa hàng đầu của cả thầy thuốc và gia đình. Khi phát hiện teen trầm cảm có ý định hoặc tự sát hụt, cần phải nhập viện để nâng cấp phác đồ điều trị và an toàn. Khi trả về nhà, gia đình cũng phải nâng mức quan tâm hơn mấy bậc, vì người trầm cảm đã có suy nghĩ thì sớm muộn sẽ tìm cách thực hiện cho bằng được.
Bác sĩ ĐỖ MINH TUẤN
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận