Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vì vậy, việc đề kháng thuốc trên động vật đã gián tiếp gây ra việc đề kháng thuốc trên người. Kì này, mời các bạn cùng tìm hiểu thuốc kháng sinh được sử dụng trong lĩnh vực chăn nuôi thú y và sự kháng thuốc diễn ra như thế nào.
Không lâu sau khi khám phá ra thuốc kháng sinh dùng cho con người, các nhà khoa học cũng bắt đầu dùng kháng sinh để điều trị bệnh trên động vật. Đáng chú ý hơn là các nhà chăn nuôi công nghiệp đã tìm ra một công thức đặc biệt từ thuốc kháng sinh. Đó là khi cho một hàm lượng rất nhỏ thuốc kháng sinh vào thức ăn vật nuôi, sẽ làm cho vật nuôi mau lớn và ít bị bệnh. Điều này khiến các nhà chăn nuôi rất thích thú, và việc làm này nhanh chóng được phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới. Việc này đã diễn ra khoảng 50 năm cho đến khi các nhà khoa học phát hiện ra tình hình kháng kháng sinh diễn ra rộng khắp trong Y học vào cuối những năm 90 của thế kỉ trước.
Các nhà khoa học bắt đầu tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng đề kháng kháng sinh. Một giả thuyết đã được đưa ra là áp lực chọn lọc tự nhiên. Tức là trong quần thể hàng tỉ con vi khuẩn sẽ có những con có sức đề kháng chống lại được thuốc kháng sinh, con vi khuẩn này sau đó sẽ tồn tại và nhân lên một cách nhanh chóng thay thế các con vi khuẩn nhạy cảm đã chết.
Nguồn: Understanding Evolution (Những hiểu biết về tiến hóa)http://evolution.berkeley.edu/evolibrary/search/imagedetail.php?id=381
Sau khi những con vi khuẩn kháng thuốc đã nhân lên, chúng có thể lây lan bằng nhiều cách. Một trong những con đường lây lan qua người là qua con đường thực phẩm như thịt, trứng, sữa. Rau củ quả cũng có thể là con đường truyền lây nếu sử dụng phân chuồng chưa được xử lí làm phân bón, vì vi khuẩn đề kháng kháng sinh hiện diện rất nhiều trong phân của vật nuôi lấy thịt.
Nguồn: Trung tâm Kiểm soát Và Phòng chống Dịch bệnh Hoa Kỳ https://www.cdc.gov/narms/
Con vi khuẩn đề kháng kháng sinh rất thông minh. Chỉ với một lượng nhỏ vi khuẩn kháng thuốc truyền qua người, nó có thể truyền hệ gen của nó cho các vi khuẩn hiện diện trên người, làm cho con người cũng có vi khuẩn đề kháng thuốc như của động vật, và sau đó hiện tượng đề kháng thuốc trên người cũng xảy ra như trên động vật. Việc lây lan này có thể phòng tránh nếu chúng ta vệ sinh cá nhân sạch sẽ và cách li các trang trại chăn nuôi ra xa cộng đồng dân cư, hạn chế việc giết mổ gia cầm sống tại các chợ. Việc giết mổ phải được thực hiện tập trung. Việc ăn chín uống sôi cũng hạn chế rất nhiều khả năng lây lan của các vi khuẩn đề kháng kháng sinh.
Nghiên cứu sinh Tiến sĩ NGUYỄN VĂN CƯỜNG Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford
Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford Phòng Đào tạo và Kết nối Công chúng với Khoa học 764 Võ Văn Kiệt, Q.5, TP.HCM
Điện thoại: 08.3923 8904.
Email: khoahoctruonghoc@oucru.org.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận