Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Khu bảo tồn thiên nhiên có thể là vùng đất, hoặc một vùng biển cho các loài động vật sinh sống. Hiện nay, có hàng loạt những loài đang phát tín hiệu “ét ô ét”, báo động sự giảm dần về số lượng. Vì vậy, ở nhiều nơi trên thế giới, các khu bảo tồn, công viên quốc gia, vườn sinh thái xuất hiện, trở thành vị cứu tinh giúp bảo vệ cuộc sống của muôn loài. Hay nói cách khác, đây là những khu vực bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Ở Việt Nam cũng có các khu bảo tồn động vật, một trong số đó là Trạm Bảo tồn Động vật hoang dã Dầu Tiếng – Bình Dương. Được xây dựng từ đầu năm 2017, khu bảo tồn được Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã điều hành hoạt động. Đây là “ngôi nhà chung” của các loài nguy cấp thuộc các nhóm lưỡng cư và bò sát, thú nhỏ, vượn, cu li, chà vá và những loài khỉ nguy cấp; ưu tiên cho những loài động vật hoang dã trong khu vực phía Nam Trung bộ trở vào. Tại đây, các loài động vật được nghiên cứu gây nuôi sinh sản cho mục tiêu bảo tồn và thả về thiên nhiên hoang dã phù hợp. Bên cạnh đó, một khi các động vật hoang dã bị thương từ việc săn bắt, chúng cũng có thể được đưa đến để cứu hộ và chữa trị.
Để động vật có thể thích nghi với môi trường sống và tồn tại, chúng phải trải qua một chuỗi những phản ứng, trả lời kích thích từ môi trường bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, hay chính là “tập tính” đó. Tập tính bẩm sinh là những thói quen đặc trưng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như là bơi, chạy nhảy hay tiếng hú hét để kêu gọi đồng loại nè. Còn tập tính học được được hình thành qua học tập và rút kinh nghiệm trong cuộc sống, ví dụ như kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, xã hội đều là những tập tính tiêu biểu của các loài.
Ai nói chỉ cần yêu thích động vật là có thể chăm sóc chúng? Không hiểu được tập tính của từng loài, không đáp ứng được những nhu cầu sinh sống là “tới công chuyện” liền. Để động vật có được cuộc sống “hả hê” nhất, các khu bảo tồn đều có những quy trình chuẩn mực về việc chăm sóc, cứu hộ và thả. “Sương sương” vài quy trình như là xây dựng chuồng trại, chăm sóc, điều trị, chế độ dinh dưỡng, hay việc thả động vật về tự nhiên cũng cần có những tiêu chuẩn và kỹ thuật riêng biệt nữa. Tuy vậy nhưng luôn cần phải chấp hành và tuân thủ theo các tập tính hoang dã của động vật đó.
Vậy nên các cô chú làm việc tại Khu bảo tồn động vật phải nắm rất nhiều kiến thức về tập tính của từng loài để có thể áp dụng chăm sóc chúng thật tốt đó. Hãy cùng quan tâm và bảo vệ những người bạn thú đáng yêu này nha!
Biên soạn: ThS. Lê Thanh Quang - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ,
Nguyễn Thị Tâm Anh- Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã (WAR)
Biên tập: Bảo Vy - Science Stan
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận