Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Những nguyên nhân ngại từ chối:
Bạn Thủy Thương (18 tuổi, Gia Lai) chia sẻ về chuyện khó nói của mình: “Vốn dĩ mình không có nhiều bạn, vì vậy khi bạn bè nhờ giúp đỡ mình rất ngại từ chối vì sợ mất đi mối quan hệ đó. Thường các bạn hay mượn bài tập mình chép, mình thấy khó chịu lắm vì ảnh hưởng đến thời gian học của mình, nhưng vẫn phải cho mượn”. Còn đối với bạn Như Quỳnh (14 tuổi, TP.HCM), chỉ trong trường hợp quá khó không thể làm được Quỳnh mới từ chối, còn lại thì ai nhờ gì là bạn đều làm cả.
Việc giúp đỡ người khác là một điều tốt, tuy nhiên nếu có quá nhiều lời yêu cầu giúp đỡ trong khi bạn chưa hoàn thành việc của mình thì điều đó lại làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của bạn. Có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta khó mở lòng nói từ chối trong giao tiếp hàng ngày. Trong nhiều nghiên cứu và khảo sát, các chuyên gia tìm ra lí do nhiều người ít khi từ chối dù cho muốn thế là vì nỗi sợ và sự cả nể trong lòng họ. Vậy làm thế nào để từ chối một cách không mích lòng?
Ảnh minh họa: Freepik
Cách từ chối khéo léo
- Khi từ chối một ai đó, chúng ta cần cân nhắc và xem xét ở nhiều khía cạnh. Đầu tiên xét ở góc độ bản thân, nếu cảm thấy mình không đủ khả năng, thời gian thực hiện và điều mà đối phương yêu cầu không phù hợp với mình thì lúc đó bạn hãy đưa ra lời từ chối. Hãy từ chối khi cảm thấy điều đó thật sự cần thiết.
- Cần lịch sự khi bày tỏ sự từ chối. Dù có thể không đồng ý với lời yêu cầu, bạn cũng đừng tỏ thái độ khó chịu, phê phán và lớn tiếng nhé. Bạn Anh Hoài tâm sự: “Trước đây mình nghĩ thẳng thắn là cách tốt nhất nói lên quan điểm của mình. Tuy nhiên quá thẳng và cọc cằn khiến mình mất không ít bạn bè. Kể từ khi học cách nói chuyện lịch sự, mình nhận ra rằng nên bày tỏ lời từ chối sao cho nhẹ nhàng, dễ nghe và đứng về phía đối phương thay vì chỉ nghĩ đến mình".
- Nếu kèm theo một lí do, một lời giải thích với thái độ cảm thông, lời từ chối của chúng ta sẽ dễ được chấp nhận hơn. Nếu có thể, hãy đưa ra một lời đề nghị, hướng giải quyết giúp đối phương. Như bạn Hài Quy (20 tuổi, Hậu Giang) chia sẻ rằng có một lần cô bạn thân rủ mình đi xem phim, nhưng cậu bạn chưa ôn bài xong nên muốn dành buổi tối đó học bài thật kĩ. Quy liền đáp lời với vẻ mặt tiếc nuối: "Mình thích đi với bạn lắm nhưng tối nay mình phải ôn bài rồi, hay thứ bảy này tụi mình đi bù được không?". Điều đó giúp cho cô bạn không cảm thấy ngại ngùng vì bị từ chối và vẫn thấy vui vẻ.
THANH THUẬN
Theo Mực Tím
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận