Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
“Rồi dập dìu, mùa xuân theo én về,
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy, đang đến, đầu tiên,
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông, một chiều nắng vui cho bao tâm hồn…”
Nhỏ Trang lớp trưởng đã bắt đầu bài thuyết trình của nó bằng vài câu hát. Nói đúng hơn, đó là bài thuyết trình của chúng tôi, tức là của tôi và nó. Thật ra, chúng tôi chỉ có vỏn vẹn 5 phút để chuẩn bị, khi nhận được cái tin động trời là phần thi cắm hoa của “Trại Xuân truyền thống” năm nay sẽ có thêm điểm cộng ở phần thuyết trình. Tôi – cây văn của lớp cùng với Trang lớp trưởng nhanh chóng được triệu tập. Chúng tôi ngắm đi ngắm lại lọ hoa của lớp vừa mới được hoàn thành, và cố nặn ra những ý tưởng trong đầu.
-Sao không bắt đầu bằng bài hát “Mùa Xuân Đầu Tiên” nhỉ?– một ý tưởng lóe sáng trong tôi.
Và thế là, chúng tôi đã bắt đầu bài thuyết trình của mình như thế!
Cũng không phải ngẫu nhiên mà những ca từ của “Mùa Xuân Đầu Tiên” xuất hiện trong đầu tôi. Giữa những giai điệu rộn ràng của vô vàn những ca khúc nhạc xuân được phát đi phát lại, kì lạ là tôi lại yêu thích một khúc xuân đến từ hôm qua, ra đời trong niềm hân hoan của nhân dân cả nước, với mùa xuân độc lập đầu tiên (1976). Tôi nhớ như in một ngày giáp tết xa xôi nào đó, khi còn bé xíu, tôi đã tình cờ nghe được giai điệu đầy cuốn hút của ca khúc này, phát ra từ chiếc máy cát sét cũ trong nhà. Thế rồi cứ ám ảnh mãi, đến tận hôm nay.
Sau này tìm hiểu tôi mới biết, “Mùa Xuân Đầu Tiên” là một trong những sáng tác cuối cùng của cố nhạc sĩ Văn Cao. Vào một ngày giáp tết Bính Thìn (1976), họa sĩ Văn Thao (con trưởng nhạc sĩ Văn Cao), sững sờ với tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn gác nhỏ. Trước mắt ông là cảnh tượng lâu lắm rồi ông mới được chứng kiến: cha ông đang lướt đôi tay gầy trên những phím đàn loang lổ ố vàng. Một điệu valse mượt mà, dìu dặt, ấm áp và ngọt ngào âm vang đầy ắp căn phòng.
Tôi vốn yêu thích những điều xưa cũ, lại hay dễ rơi vào tâm lí tựa như trong bài thơ “Vội Vàng” của thi sĩ Xuân Diệu: “Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già…”. Và thế có nghĩa là, giữa những hào nhoáng hân hoan, tôi vẫn thường tìm ra một “khoảng đọng”, để rồi cứ thế mà suy tư. Có lẽ cũng vì vậy, mà tôi thấm “Mùa Xuân Đầu Tiên” quá! Từ giai điệu đến ca từ, đến những cảm xúc đong đầy khó diễn tả. phải là những giai điệu hùng hồn ngập tràn phấn khởi, không phải là một mùa xuân lớn lao, mùa xuân của ông chỉ là một “mùa bình thường” với những hình ảnh bình thường nhưng cũng thật bình yên: “khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông”. Tuy nhiên, đó cũng lại là mùa xuân mơ ước đầu tiên chứa chan niềm xúc động: “người mẹ nhìn đàn con nay đã về”, “nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh. Niềm vui phút giây như đang long lanh”.
Mỗi lần lắng nghe ca khúc này, tôi đều nhắm mắt lại. Bình yên. Đó là hay từ duy nhất còn sót lại trong đầu tôi. Đó có lẽ là điều mà họa sĩ Văn Thao đã cảm nhận được trong cái ngày giáp tết xa xôi ấy. Hay cũng chính là điều mà cố nhạc sĩ Văn Cao đã mường tượng trong đầu khi đặt tay gõ những phím nhạc đầu tiên.
Mùa xuân năm ấy, mùa xuân độc lập đầu tiên của cả dân tộc, cũng là mùa xuân cuối cùng trong cuộc đời cố nhạc sĩ tài hoa Văn Cao.
Và mùa xuân hôm nay, mùa xuân đầu tiên cả tập thể 12A1 gắn kết thành một, với trại xuân đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời học sinh của chúng tôi, cũng chính là mùa xuân cuối cùng chúng tôi còn bên nhau.
Đã, đang và sẽ nhớ mãi…
VÕ THỊ NGỌC MƠ
* Bài tham dự sân chơi Giai điệu mùa xuân của độc giả. Mời bạn click vào đây để xem thông tin về sân chơi và cách thức tham gia.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận