Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Khổ nỗi, những trợ thủ làm đẹp này cũng lắm “thói hư tật xấu”.
* Mĩ phẩm chỉ hại ngoài da?
Nhiều teen vẫn tin rằng: mĩ phẩm chỉ sử dụng ngoài da thì không gây hại gì. Tuy nhiên, teen không biết rằng, hóa chất có thể thấm qua da nên nếu mĩ phẩm có chứa gây kích ứng, dị ứng thì chúng có thể gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng. Sốc phản vệ là mức độ nguy hiểm nhất mà nếu không cấp cứu kịp có thể tử vong.
* “Đoàn tùy tùng” đông đảo
Trong mỗi lọ mĩ phẩm ngoài hoạt chất chính luôn kèm theo “đoàn tùy tùng” đông đảo: đó là chất bảo quản, giữ ẩm, tạo hình (kem, nước, sệt), tạo màu, tạo mùi… Trung bình, có tới… 20 nhân vật “giúp việc” trong một lọ mĩ phẩm. Đó là với những nhãn hiệu danh chính ngôn thuận, còn những loại mĩ phẩm kiểu kem tự trộn, tự chế thì khó mà tính được “đoàn tùy tùng” đông đảo đến mức nào. Thử hình dung trong lọ trắng da mà tụi mình hồ hởi phết lên mặt lại được bào chế từ những nguyên liệu mà ở chợ hóa chất người ta cho vào bịch nilông bày bán vài ngàn đồng/kí đã đủ… toát mồ hôi rồi!
* “Chị đại” tẩy trắng da
Những sản phẩm tẩy trắng hay tắm trắng da được xem là “chị đại” của mĩ phẩm. Có nhiều cách làm trắng nhưng tựu trung người ta dùng chiêu bào mòn da, tẩy melanin, tẩy tế bào chết, hiệp đồng thêm vitamin, chống nắng, dưỡng da. Những cái tên cộm cán gánh vác sứ mệnh tẩy trắng là corticoid, hydroquinon, acid nhẹ, oxy già, asprin pH8, kháng sinh, chất chống nắng (UVA, UVB), chưa kể những kĩ thuật vật lí như tẩy tế bào chết, chà xát làm mỏng da… nếu thực hiện ở cơ sở làm đẹp.
* Corticoid át chủ bài
Corticoid luôn là “át chủ bài” của nhiều loại kem làm trắng. Lạm dụng corticoid dễ gây teo da, giãn mao mạch (mạch máu li ti nổi rõ dưới da), đỏ da, nứt da, bùng phát mụn trứng cá (đặc biệt là trứng cá đỏ và mụn mủ), rối loạn phân bố sắc tố (chỗ xạm chỗ nhạt), nhạy cảm với ánh sáng (ra nắng một chút là đỏ như tôm luộc và sạm da rất nhanh)… Tất thảy sự tình là do corticoid làm mỏng da, nhờ thế làm trắng da, nhưng qua đó cũng cướp đi sức đề kháng của da. Một làn da bị lột trần sẽ trở thành mồi ngon cho đám bất hảo từ không khí ô nhiễm, từ tay bẩn, đưa đủ loại vi khuẩn làm hại da, từ những loại gây bệnh ngoài da xoàng xĩnh cho đến những kẻ máu mặt gây sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết …
* Đẹp sao cho an toàn
Trước tiên, teen cần loại bỏ ngay ý nghĩ: mĩ phẩm là vô hại. Nếu cần dùng, nên chọn những nhãn hiệu có uy tín, có địa chỉ. Một cách tự cứu thiết thân là luôn test thử trước khi dùng bất kì loại mĩ phẩm nào. Công thức phổ biến là thoa mĩ phẩm vào vùng da mặt trong cánh tay hoặc cổ tay, khuỷu tay, để trong 24 - 48 giờ. Diện tích thử khoảng 5cm2 mặt da là được.
* Cây nhà lá vườn cũng không phải dạng hiền đâu
Không được chủ quan với những loại mĩ phẩm có nguồn gốc thảo dược, thiên nhiên này nọ, bởi cây cỏ cũng không tránh được cái “dớp” dị ứng dù xác suất thấp hơn. Mang tiếng là thảo dược nhưng những mĩ phẩm dạng này cũng chứa chất bảo quản, tạo màu, tạo mùi...như thường.
* Để lâu coi chừng “thay lòng đổi dạ”
Một lưu ý nữa là mĩ phẩm để lâu hoặc đã mở hộp thọc tay vào sẽ thay đổi tính chất theo thời gian, chưa nói ruồi bu kiến đậu. Vì thế, kịch bản khó đỡ là dùng gần hết lọ kem không sao nhưng vét đến giọt cuối cùng thì xảy ra chuyện. Kiểm tra hạn sử dụng và có kiến thức thì đọc thành phần là một cách tự vệ cho bản thân. Nếu hợp với loại này, teen nên trung thành với loại đó, bởi mỗi lần thay đổi là một lần đối mặt với nguy cơ dị ứng.
* Bảo quản mĩ phẩm thế nào cho đúng?
Nếu bảo quản tốt, teen sẽ xài mĩ phẩm bền, tránh rước họa vô duyên. Nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm cao là nhân tố thúc đẩy biến đổi của các hóa chất trong sản phẩm. Người ta khuyên nên cất mĩ phẩm trên kệ tủ thông thoáng, tránh để gần cửa sổ hay phòng tắm.
* Quản lí cả đám ăn theo
Đôi khi họa không đến từ nhân vật chính mà từ giàn kép phụ. Tốt nhất trước khi dùng mĩ phẩm nên vệ sinh vùng chịu tác động, cũng vậy với cọ vẽ, bông đánh phấn... Nên vệ sinh ngay sau mỗi lần dùng như giặt cọ, bông với xà phòng, có thể phơi khô chống ẩm định kì.
* Xử lí dị ứng mĩ phẩm
Nên dùng vòi nước rửa mạnh để đuổi kẻ “thủ ác”. Đa phần sau đó tình hình sẽ ổn bằng không phải xử lí dị ứng tại nhà hay đến cơ sở y tế. Một số thuốc có thể có ích, phổ biến là các thuốc kháng dị ứng, corticoid bôi (chống viêm da), chống ngứa, vitamin C... Những teen có sẵn cơ địa dị ứng như hen suyễn, chàm, viêm da dị ứng nên cân nhắc khi dùng mĩ phẩm.
Bác sĩ ĐỖ MINH TUẤN
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận