Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Chú Phan Anh Điền - Ảnh: AN BANG
Những năm 1960, khi chỉ mới là cậu thiếu niên 15 tuổi nhưng chú Phan Anh Điền đã bắt đầu tham gia cách mạng.
Chú Điền cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê Củ Chi có truyền thống yêu nước. Anh em bà con của tôi đều tham gia cách mạng nên khi còn là học sinh tôi đã được thừa hưởng tinh thần ấy từ thế hệ anh, chú trong gia đình.
Khu vực Tân Phú Trung, Củ Chi lúc này phong trào du kích sôi nổi, bạn bè tôi có người đi tòng quân còn tôi xuống thành phố tiếp tục học. Song song đó tôi được các anh chị lớn cho kết nạp làm hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Sinh viên Học sinh khu Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định”.
Năm 1962, chú Điền 17 tuổi và được phân công phụ trách khu vực Tân Định - Gia Định. Nơi này có nhiều trường tư như Nguyễn Công Trứ, Văn Lang, Vạn Hạnh... chú Điền đã âm thầm xây dựng Hội, phát triển Đoàn trong các cơ sở trường học.
Tuy nhiên đến năm 1965 một số đồng đội không may bị bắt, nhận thấy bản thân có nguy cơ bị bại lộ danh tính, chú Điền phải di chuyển về công tác tại căn cứ ở Bến Cát - Củ Chi.
Đình Bình Đông (quận 8) ngày nay từng là căn cứ che chở cho chú Điền hoạt động ngày xưa tại Hố Bần - Ảnh: AN BANG
Chú Điền nhớ lại: “Thời điểm gần Tết 1967, địch tổ chức trận càn mang tên Lột vỏ trái đất (ủi sập, lật tung địa đạo Củ Chi). Địch đánh vô căn cứ Khu Đoàn từ bắc Bến Cát đến nam Bến Cát.
Chúng huy động xe tăng, máy bay B52, pháo... càn quét kéo dài đến 15 ngày khiến địa đạo bị sụp, lương khô, nước uống đều không còn. Tôi và đồng đội buộc phải mượn thuyền vượt sông nhưng không may lại lọt vào ổ phục kích của địch. Tôi trúng hai vết thương trên tay và bả vai”.
Lúc này trên thuyền có tất cả 16 người nhưng bị địch bắn rớt sông 9 người, 7 người bị thương. Tuy bị thương nhưng chú Điền và đồng đội may mắn qua được sông, được người dân bảo bọc, chăm lo.
Năm 1970 chú Điền được phân công làm bí thư liên quận Đoàn quận 7, 8. Chú về bám trụ và công tác tại khu vực Hố Bần (phía nam quận 8, tiếp giáp Bình Chánh ngày nay) với nhiệm vụ xây dựng Đoàn địa phương, tuyên truyền để thanh niên tham gia cách mạng, chuẩn bị lực lượng cho tương lai.
“Khu vực này toàn dừa nước, cây bần, cây đước mọc thành rừng nên người ta gọi là Hố Bần và có du kích về bám trụ. Ban ngày tôi đội nón đi ra ngoài giả vờ là người làm ăn, hái rau muống... nhưng thực chất là làm nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng, gài lựu đạn. Tôi và đồng đội ở đây từ năm 1973 đến 1975, để địch không phát hiện chúng tôi phải sinh hoạt thật khéo, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, chú Điền chia sẻ.
Khi Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra trong ngày 30-4-1975 chú Điền cùng đồng đội được phân công lãnh đạo người dân nổi dậy cướp chính quyền và sau đó là tiếp nhận chính quyền khu vực quận 7, 8. Đặc điểm của khu vực này là có rất nhiều kho ngũ cốc, bột mì, gạo như kho Bình Đông, kho Cây Sung... của địch.
Chú Điền cho biết: “Thời điểm này tôi và đồng đội tiếp quản thực hiện nhiệm vụ với lực lượng rất mỏng nên gặp nhiều khó khăn. Tình hình loạn lạc, chiến sự căng thẳng nên người dân dễ nổi dậy cướp bóc, tấn công nhà kho, nhất là các thành phần thanh niên quá khích”.
Để ngăn chặn cướp bóc và chờ lực lượng bộ đội đến hỗ trợ, chú Điền đã nghĩ ra cách phân công, vận động luôn các thanh niên tại địa phương đảm nhận nhiệm vụ cùng canh gác quản lý nhà kho, nhờ vậy tình hình khu vực quận 7, 8 ngày đó không xảy ra bạo loạn.
Chú Điền nhớ lại: “Trong ký ức của tôi, ngày 30- 4-1975 mãi không bao giờ quên, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp đường phố. Sau những ngày tháng chiến tranh kéo dài, hòa bình đã đến nên tinh thần của người dân khắp nơi rất phấn khởi”.
Để có được cột mốc vẻ vang ngày 30-4-1975, trước đó nhiều thế hệ cha anh đã hy sinh trong các chiến dịch, trận đánh.
Nhắc về đồng đội của mình, chú Điền cho biết: “Tôi nhớ đến anh Nguyễn Sơn Hà, người đồng đội đã hy sinh khi còn rất trẻ, chỉ mới khoảng 24 tuổi. Anh Sơn Hà là Đoàn Ủy phụ trách võ trang trong học sinh.
Có lần anh Sơn Hà về căn cứ núi Dinh học nghị quyết nhưng bị địch mở trận càn vào tháng 10-1966. Địch bao vây chân núi Dinh, để thoát khỏi vòng vây anh Hà phải cạo đầu, giả làm thầy chùa bận áo của người tu hành đi cùng các nhà sư tản cư xuống núi.
Sau khi thoát trận càn lần đó anh Sơn Hà được phân công làm tổ vũ trang và phụ trách khởi nghĩa khu vực Bàn Cờ, đường Nguyễn Thiện Thuật năm 1968.
Các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Sơn Hà (quận 3) đọc tiểu sử anh hùng Nguyễn Sơn Hà - Ảnh: AN BANG
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận