Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Nghiên cứu khoa học phải bắt đầu từ cuộc sống
Đối với mỗi thí sinh tham gia, đối tượng nghiên cứu luôn là điều mọi bạn đầu băn khoăn không biết làm gì. Nhưng theo Phương Thảo chia sẻ: “Để tìm được đối tượng nghiên cứu, trước tiên bạn phải có vấn đề nghiên cứu. Ví dụ như vấn đề nghiên cứu của mình ở năm thi vừa rồi là người mù không đọc được sách. Từ đó, mình đưa ra giải pháp làm thế nào để khắc phục điều đó rồi mình mới tìm ý tưởng (đối tượng nghiên cứu). Song song đó, biết được thế mạnh lĩnh vực nghiên cứu (hệ thống nhúng, robot,...) cũng góp phần quan trọng. Bạn phải kết hợp hai thứ lại mới có thể đưa ra đối tượng nghiên cứu của chính mình. Thảo có thế mạnh là hệ thống nhúng kết hợp với vấn đề là người mù không thể đọc sách từ đó tìm được đối tượng nghiên cứu là kính.”
Tìm điểm độc đáo cho mình
Tham khảo các đề tài nghiên cứu tương tự đã có trước đó để tìm điểm mới cho chính mình. Nhờ vào bước này, bạn sẽ biết được đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của bài mình, cũng như đâu là điểm mới, đâu là điểm cũ nhằm cho giám khảo thấy được mọi mặt hay của đề tài của bạn. Như Phương Thảo hé lộ: “Nghiên cứu các đề tài trước đây thực chất là nghiên cứu các sản phẩm. Giống như mình, khi mình đi thi giám khảo có hỏi: “Đề tài của em là Kính đọc sách cho người khiếm thị, thầy thấy bên Nhật đã có rồi.” Chỉ khi bạn nghiên cứu lại các sản phẩm trước bạn mới cho giám khảo thấy được điểm mới lạ trong đề tài của bạn, không giống mấy sản phẩm trước kia.”
Trình tự thực hiện dự án
Sau hai lần tham gia, Phương Thảo đã tự đúc kết cho chính mình trình tự hoàn thành bài thi hợp lí nhất:
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu.
Bước 2: Nghiên cứu các đề tài trước đây.
Bước 3: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết.
Bước 4: Xây dựng giả thiết, đề cương nghiên cứu.
Bước 5: Thu nhập dữ liệu.
Bước 6: Phân tích dữ liệu.
Bước 7: Thử nghiệm.
Bước 8: Giải thích kết quả đạt được.
Thuyết trình hay, rinh ngay điểm 10
Thuyết trình vấn đề nghiên cứu (được trình bày trên poster) là bước quan trọng để thuyết phục ban giám khảo. Nếu không muốn bị ấp úng, lúng túng khi cầm mic thì bạn nên bỏ túi ngay các bí kíp sau:
Tự tin, thoải mái.
Đừng ngại hỏi (Từ bạn bè xung quanh cho đến giám khảo).
Nói đúng sự thật.
Chuẩn bị kĩ trước khi thi.
Chuẩn bị bài nói thành sơ đồ tư duy.
Luyện tập thật nhiều.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội khoa học 2018: SCI-CATCHER, do teen các trường THPT tại TP.HCM thực hiện vào ngày 5/8 qua.
Bài, ảnh: PHƯƠNG TUYỀN
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận