Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
“Người hùng tí hon” là ai?
“Người hùng tí hon” là cách các bạn sinh viên gọi vui về loài chuột bạch Swiss Amino thường được nuôi để làm thí nghiệm. “Ẻm” có bộ lông màu trắng buốt, đôi mắt màu đỏ, tay chân có màu hồng ửng và đặc biệt có hệ thống gen giống 90% với gen người.
“Kích thước nhỏ là ưu điểm của chuột bạch giúp các cuộc thí nghiệm diễn ra dễ dàng, an toàn hơn so với các loài động vật khác như: thỏ, đà điểu… Nhất là khi sinh viên cho chuột ăn, tiêm thuốc hoặc mổ xẻ. Thường nhà trường sẽ đặt mua trước khi sinh viên làm thí nghiệm từ 1 đến 2 tháng ở các viện Pasteur (khoảng 35k/con) để đảm bảo chúng có cân nặng, kích thước đúng theo yêu cầu và quan trọng là hoàn toàn khỏe mạnh, không nhiễm bệnh” - bác sĩ Hùng cho biết. Hiện đa số “người hùng tí hon” trường dùng làm thí nghiệm chủ yếu ở 2 - 3 tuần tuổi, cân nặng trung bình khoảng 24gram.
Chuột mà cũng bị “xì-trét”
Chuột bạch rất dễ bị “xì-trét” vì nhiều lí do: nhiệt độ phòng thay đổi, bị bỏ đói, bị chọc phá… khiến các kết quả nghiên cứu có thể bị sai lệch. “Khoảng 2 - 3 ngày, mình phải ghé phòng chăm sóc, cho chuột ăn, uống nước, dọn vệ sinh, thay mới lớp trấu lót đáy ổ… Đặc biệt, nhiệt độ phòng luôn đảm bảo ở mức 25 độ C nên mình phải bật máy lạnh 24/24, nếu không mấy “ẻm” sẽ tăng động, chạy tưng bừng ngay” - bạn Vân Anh (Sinh viên trường ĐH KHTN TP.HCM) kể.
“Trong đàn chuột đực làm thí nghiệm, lâu lâu vẫn có trường hợp 1 - 2 em chuột cái. Các bạn sinh viên phải tách các nàng ra tổ riêng kín đáo hơn, vì chỉ cần nghe tiếng các nàng “gọi mời” là mấy chú tí còn lại sẽ “xì-trét” ngay do không được giao hợp. Còn khi tiêm thuốc thì phải làm nguyên đàn “xì-trét” mới cho ra kết quả thí nghiệm đồng đều” - bác sĩ Hùng “bật mí” thêm. Khi đó, “mấy ẻm” sẽ chạy lăng xăng, leo trèo hoặc nhảy nhót búa xua trong thùng nhựa.
Trùm siêu quậy là đây!
Trông dễ thương vậy chứ chuột bạch là trùm siêu quậy đó nha! Tuy được nuôi nhốt trong các thùng nhựa dày, có bọc lưới sắt ở trên nhưng chúng vẫn có thể cắn nát thùng, đục lỗ chui ra ngoài. Đồ ăn cất trong hộp nhiều khi bị chúng thó đi mất, các dụng cụ thí nghiệm nho nhỏ khác lâu lâu cũng không cánh mà bay.
“Do phòng nuôi chuột được xây kín nên chúng không thể chạy thoát ra ngoài mà chỉ có thể núp trong các góc kẹt hoặc ở ké chuồng bạn bè. Thậm chí chúng còn cắn nhau đến chết, nên tụi mình phải mua dư 3 đến 5 con để bổ sung, tránh cho thí nghiệm phải tạm hoãn khiến các kết quả bị thay đổi lần nữa, vừa mất thời gian lại tốn thêm công sức” - Vân Anh kể.
“Ngoài việc đánh dấu số thứ tự trên thùng nhựa, tụi mình còn nhuộm màu đuôi cho chuột bằng bút lông dầu để phân biệt. Cứ khoảng 2 - 3 ngày phải nhuộm lại một lần, vì chúng hay liếm láp cho nhau khiến màu bị bay mất” - bạn Tuấn Khoa (Khoa Sinh - ĐH Sư Phạm TP.HCM) cho biết.
Để tiến hành được các thí nghiệm khoa học, ngoài công sức của thầy và trò còn phải nhắc đến sự đóng góp của “những người hùng tí hon” này phải không các bạn!
KHÁNH HÙNG - Ảnh: THANH PHONG - NVCC
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận