Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Cô Nguyễn Thị Nguyệt, người phụ nữ miệt mài sưu tầm và cất giữ cẩn thận những tư liệu và hình ảnh về Bác Hồ - Ảnh: TÚ NGÂN
Đó không chỉ là hành trình của ký ức, mà còn là sự tri ân sâu sắc đối với vị lãnh tụ mà cô từng có vinh dự được gặp gỡ trong đời.
Cô Nguyệt vẫn còn nhớ như in những lần may mắn được gặp Bác Hồ, những khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng đầy xúc động, in sâu vào ký ức của một thời tuổi trẻ.
Lần đầu tiên là trong một chuyến đi thăm các thương binh ở bệnh viện, cô Nguyệt có cơ hội nhìn thấy Bác xuất hiện, lặng lẽ và giản dị. Bác đến thăm một nữ cán bộ đang điều trị. Dù chỉ được đứng từ xa nhìn Bác, nhưng ánh mắt, dáng đi của Bác đã để lại trong cô ấn tượng sâu sắc không bao giờ quên.
Một kỷ niệm khác cũng in sâu vào trí nhớ cô là lần Bác về thăm trường học của cô ở Hải Phòng. Khi đó, chẳng ai báo trước, chỉ biết có đoàn cán bộ Trung ương ghé thăm.
"Hôm đó, tôi đang là đội viên thanh niên cờ đỏ, được phân công đứng trực mở cổng đón đoàn xe. Khi thấy Bác từ trên xe bước xuống, tôi quá xúc động, liền chạy lại ôm chầm lấy Bác. Lúc đó liều lắm, nhưng vì quá kính yêu Bác nên không kiềm được cảm xúc.
Bác sau đó đến phòng hiệu trưởng rồi trò chuyện, hỏi han học sinh chúng tôi rất nhiều. Câu đầu tiên Bác hỏi là: 'Các cháu có đói không?'. Câu hỏi giản dị nhưng thể hiện tình yêu thương sâu sắc của Bác dành cho học trò", cô Nguyệt xúc động nhớ lại.
Chiếc tủ chứa tư liệu về Bác Hồ luôn được cô Nguyệt sắp xếp ngăn nắp - Ảnh: TÚ NGÂN
Cô tâm sự suốt cả cuộc đời từ lúc còn đi học, đi làm đến khi về hưu cô luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Trong đó, có 3 điều cô luôn ghi nhớ và khắc sâu trong lòng.
Thứ nhất, "đứng không che người sau" tức là luôn đối diện với nhân dân, gần gũi, lắng nghe và tiếp xúc chân tình với mọi người. Đó là cốt lõi trong quan điểm quần chúng của Bác, bởi Bác đi tìm đường cứu nước cũng là vì nhân dân, vì dân tộc này.
Thứ hai, phải chọn được con đường đúng đắn để dẫn dắt người khác đi theo. Với Bác, đó là con đường độc lập dân tộc, hướng đến mục tiêu tự do, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc cho toàn dân.
Thứ ba, phải biết lắng nghe, Bác luôn lắng nghe mọi tầng lớp, từ người già đến trẻ nhỏ, từ người tốt đến người chưa tốt, để từ đó xây dựng chính sách phù hợp, bao quát và hiệu quả.
Những bức ảnh tư liệu về thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ được cô Nguyệt lưu giữ cẩn thận - Ảnh: TÚ NGÂN
"Bản thân tôi là cán bộ, hồi ấy phụ trách việc lấy thư từ cho đơn vị, đã theo gương Bác từ những ngày đầu và giữ vững điều đó suốt mấy chục năm qua", cô Nguyệt chia sẻ.
Cô Nguyệt từng trải qua nhiều vị trí công tác, có thời gian học tập tại Liên Xô, rồi trở về làm việc tại TP.HCM, đến năm 1996 thì về nghỉ hưu.
Kể từ ngày rời công việc nhà nước, cô Nguyệt bắt đầu hành trình thầm lặng nhưng đầy yêu thương đó là sưu tầm những hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ, một vị lãnh tụ cô luôn dành trọn vẹn lòng kính yêu.
Không đếm xuể những lần cô Nguyệt rong ruổi khắp các hiệu sách, các nhà sưu tầm, nâng niu từng trang tư liệu cũ kỹ như báu vật.
Cô Nguyệt giới thiệu rành mạch về những địa điểm mang đậm dấu ấn của Bác Hồ lúc sinh thời - Ảnh: TÚ NGÂN
Cô Nguyệt nhớ lại có lần tìm được tư liệu quý mà trong túi cô chỉ còn 200.000 đồng, cô liền mang đến tiệm in hỏi giá scan, chủ tiệm báo giá 300.000 đồng.
"Ngày xưa, số tiền đó là rất lớn, mà không lấy thì tiếc lắm. Tôi xin chị chủ tiệm: 'Giờ tôi chỉ có hai trăm ngàn, chị có thể cho tôi thiếu không? Tôi cầm sách về rồi sẽ mang tiền đến sau, chứ để lại sợ mất lắm. Bà chủ tiệm suy nghĩ một lúc rồi bảo: Thôi, cháu tặng cô một trăm ngàn', tôi cảm động vô cùng, lúc đó mừng lắm".
Cô Nguyệt bên gian thờ Bác Hồ - Ảnh: TÚ NGÂN
Giờ đây, trong tay cô Nguyệt có 500 đầu sách và hơn 5.000 bức ảnh quý giá về Bác Hồ. Song song với đó, cô còn còn thuộc vanh vách gần 3.000 mẫu chuyện liên quan đến Bác qua nhiều giai đoạn.
Đặc biệt hơn, trong căn nhà riêng của mình, cô Nguyệt trân trọng dành riêng một căn phòng đặc biệt để làm gian thờ cho Bác, bên trên chiếc tủ gỗ chứa đầy tư liệu về Bác cô đặt ảnh chân dung Bác, bát hương, bình hoa. Mỗi ngày, cô Nguyệt đều lên căn phòng ấy để thắp nhang cho Bác và đọc sách, như một thói quen không thể thiếu.
Vừa qua, cô Nguyệt còn gửi tặng 1.300 tấm ảnh tư liệu về Bác Hồ cho Bảo tàng Hồ Chí Minh trưng bày như một món quà nhỏ gửi gắm tình cảm và mong muốn thế hệ trẻ luôn ghi nhớ và học theo gương Bác.
Các bạn sinh viên của trường Đại học Văn Lang đến thăm hỏi và lắng nghe cô Nguyệt kể chuyện về Bác Hồ - Ảnh: NVCC
Chị Trần Thị Thùy Linh (bí thư Đoàn phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM) bồi hồi khi được ngồi bên cô Nguyệt, lật giở từng trang sách, ngắm từng bức ảnh cũ kỹ về Bác Hồ.
"Là người trẻ, tôi cảm thấy thật may mắn và tự hào. Những tư liệu cô Nguyệt gìn giữ không chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn về cuộc đời và tâm hồn của Bác, mà còn giúp tôi học tập được nhiều đức tính cao đẹp của một nhà lãnh đạo luôn vì nước, vì dân", chị Linh bày tỏ.
Chị Linh cho biết thêm: "Tại các buổi sinh hoạt chuyên đề hay họp quý của Đoàn, tôi luôn lồng ghép việc học Bác bằng những câu chuyện gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ. Đồng thời, luôn duy trì phát triển các không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại nhà văn hoá khu phố, trường học hay cơ quan.
Ở đó, người trẻ có thể dừng lại một chút giữa bộn bề, đọc vài dòng về Bác, soi mình qua Bác để sống tốt hơn".
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận