Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Nay ở tuổi 78, Thầy Hoàng Lan, nguyên trưởng khoa Vật lí trường ĐHSP TP.HCM, vẫn còn lưu giữ nhật kí tuổi hai mươi của Thầy - những trang viết dọc đường hành quân đầy cam go thử thách nhưng cũng nồng nàn tình cảm gia đình và trách nhiệm với Tổ quốc.
Mực Tím xin giới thiệu một số trang được Thầy viết trong thời gian năm 1964-1968. “H.” trong bài là tên viết tắt của Thầy Hoàng Lan.
Thế là H. đi. Bước chân vào đời của H. là bước chân trên con đường vạn dặm. Mỗi ngày hành quân mười mấy tiếng. Súng trên tay, ba lô nặng trĩu, con đường thì gần như không có dấu hiệu nào chứng tỏ có công sức con người khai mở. Chỉ toàn gốc cây, sỏi đá. H. cứ cắm mặt xuống đất mà đi, lơ đểnh là chổng gọng như chơi. Đúng là "lần theo dấu thỏ đường dê, chim kêu vượn hú tứ bề núi non".
Mệt rã rời. Muốn soạn ba lô bỏ bớt hành trang cho nhẹ người nhưng cuối cùng không bỏ được gì. Gạo thì phải mang theo rồi, bao nhiêu ngày là bấy nhiêu nắp, đơn vị cấp phát đã tính kĩ. Balo còn lại gì? 1/khăn của me. 2/ tiêu và dầu cù là của ba. 3/ mắm cô đặc, ruốc của bà ngoại. 4/ Dao cạo râu và quyển sổ nhật kí này của ông ngoại...
Kí họa chân dung thầy Hoàng Lan
...Nhắc tới người thân là trong đầu hiện ra bao nhiêu kí ức. H. ơi, sao H. lại khóc? Mới hôm nào H. nôn nóng lên đường, trong khi bà ngoại và me vừa cô mắm cho H. vừa có ý nấn ná, níu giữ phút giây sum họp. Buổi tối đó, H. ngồi với ba thật khuya. Người nói giọng tha thiết, không khí bỗng trang nghiêm và ấm cúng khác thường. H. lặng nghe và nuốt từng lời. Ta thấy mình lớn lên nhiều lắm, nghe mãi không chán, cho đến khi me kêu ba vô ngủ để ngày mai con lên đường sớm. Ba ơi, ba nhớ không, con nhớ như in những điều ba dặn:
- Đặt lợi ích gia đình dưới lợi ích Tổ quốc, dám hi sinh, dám chịu đựng.
- Con cái lớn lên nên thoát li gia đình, cứ bám quanh cha mẹ khó trưởng thành.
- Giữ gìn sức khỏe và tính mạng, không hi sinh vô ích.
Con không quên cánh tay vẫy của ba me tiễn con cho đến khi khuất đường tàu.
Tết Ất Tỵ trong rừng! Hôm qua đón giao thừa xung quanh đống lửa trại và cái transistor - vật duy nhất để kết nối với trung ương xa xôi. Lắng nghe lời Chúc Tết của Bác Hồ qua đài, ai cũng cảm thấy mình nhích dần đến Tổ quốc thống nhất.
Cái Tết xa nhà đầu tiên là cái Tết giữa rừng. Nơi hoang vu mà dân chúng cũng mang vào gùi nếp, con gà để trao đổi (đổi lấy kẹp, quần đùi...) Tổ chức gói bánh chưng với mớ nếp này. Chắc chẳng ra gì, nhưng cứ có cái hình vuông vuông là được rồi. Cắn miếng bánh chưng cũng nghe mùi vị muôn thuở, nhân bằng sắn quết một ít đậu lạc. Hôm nay, lần đầu tiên H. tự mổ 2 con gà nhỏ. Không khó lắm nhưng bị dập mật một con. Có me và các em thì me và em làm hộ rồi. Nuông chiều quá đâm hư, phải không?
Lợn trạm cho bị sẩy chạy rông, lấy súng bắn mấy lần mới làm thịt được. Con lợn quay trông đến tội nghiệp, cái đầu bị cắm phập vào mồm bởi thanh gỗ tươi quay qua quay lại trên đống lửa than hừng đỏ. Thân hình còn lại của nó bị dồn đầy lá sả, co quắp quanh một thanh gỗ khác to hơn, hai người cầm hai đầu quay đều. Mùi thơm bay khắp rừng. Thấy thèm. Con lợn 5-6 kí giữa 50 anh em như mẩu bánh nhỏ giữa bầy chim.
9g tối mùng một, liên hoan. Bong bóng cao su được thổi lên, treo quanh đống lửa bập bùng. Ca Lê Hiến đọc thơ, còn Lê Thị Bạch Cát (*) thì múa. Trẻ em từ các buôn làng nước bạn cũng kéo tới xem, thật vui.
Viết tiếp lá thư tết cho gia đình, H. thấy vui vui nhớ nhớ. Ở nhà chắc đang nhắc đến mình nhiều lắm đây.
Nghỉ ở trạm. Mình mẩy ê ẩm lo cho mai lại rong ruổi mười mấy tiếng liền. Tiếp đó qua đoạn đường gian khổ hơn, nghe nói một bi đông nước uống cho 3 ngày, eo ơi, một bi đông mình chỉ cần tu nửa ngày là vừa chí tang bồng. Mặc. Lãnh gạo liền 15 ngày trên lưng? Không biết sẽ ra sao đây? Ta đã bươn và bươn tất cả. Tất nhiên có như thế mới thấu hiểu hai chữ "đi B".
Đi qua sa mạc. Khô cằn đến khó chịu. Ngày thứ ba không có nước. Ai đó tính chuyện uống nước đái, H. chịu thôi.
Gặp một vũng nước trâu đẫm là hàng trăm người xông đến nốc đầy bụng, rồi đổ ngập bi đông, hang gô để tiếp tục hành quân. Bỏ thuốc tím và axit acetic vào nước, uống tanh tanh. May mà không sao. Mới hôm nào súc miệng, rửa mặt bằng nước đun sôi, ăn cơm nguội là sợ đau bụng, giờ đây, từng ngụm nước sông, từng bi đông nước suối, cơm vắt thiu thiu, bánh chưng nguội lạnh...H. xuống sức thấy rõ.
Hôm qua hành quân đến 30 tiếng. Tay chân trầy xước cả. Hỡi những mũi gai rừng đã cào cấu thịt da ta, hỡi những nắm đất đã đẫm giọt mồ hôi ta, hỡi những nẻo đường tít tắp xa lạ, hỡi những dòng suối đã kì cọ bàn chân ta...bao giờ mới đến bưng biền Nam bộ?
Nghỉ một ngày để lãnh gạo. Trước đây, những ngày ăn thiếu bữa, nghe tiếng lãnh gạo là mừng lắm. Bây giờ lãnh gạo đâm ra sợ lạ thường. Mà lãnh gạo cho 19 ngày, đầy ắp hai ruột nghé. Ôi chao, gầy yếu đi nhưng gạo mang lại nhiều hơn. Thoạt nghe như chúng bù đắp nhau được, nhưng đó lại là một phép cộng! Cố lên H. ơi, mai đây hẳn sẽ còn nhiều khó khăn hơn nữa.
Sinh nhật Bác Hồ. Ta muốn nói nhiều về Bác và muốn nghe nhiều về Bác. Cuộc đời của Bác là cả một trang sử vẻ vang của dân tộc. Ở đây ta học tập được nhiều đức tính của Người, năm nay hãy quyết tâm thực hiện được một điểm nhỏ:
- Hoàn toàn không kêu ca khó khăn, mệt nhọc!
Chuyện rằng, bác Lý ở với Bác 17 năm mà không hề nghe Bác một lời ca thán, một nét bực dọc nào khi gặp khó khăn trong đời sống nay đây mai đó. Ta phải làm được! H. nhất định chứ?
Sinh nhật Bác năm nay ta có một nghị lực mới.
Ba me ơi, con đã khỏe rồi, mai lại tiếp tục hành quân. Đường còn dài lắm. Ba me ngoài ấy chắc đang trông tin con, đâu hay con bị sốt rét ba me nhỉ?
Có chết con cũng không dám nói đâu, nói một tiếng ốm sơ sơ thôi là cả nhà hình dung ra nhiều chuyện rồi lo lắng vô ích. Nhớ hôm trước khi “đi B”, con phải mổ mắt (tổ chức yêu cầu con chữa mắt lác để tránh dị biệt, không cho địch dễ nhận diện) cả nhà túc trực ở bệnh viện chăm con. Me ép con ăn đủ thứ bánh trái... Ôi, đời ta thật hạnh phúc với những người thân yêu. Mỗi khi nhớ nhà thì ta lấy mắm cô của bà ra nhâm nhi. Đường hành quân xa ngái, ta học Kiều cho quên đi mệt nhọc...
Gặp địch càn chặn đường . Ngồi thu lu trong rừng ven đường ,H. nghe rõ tiếng xích xe, tiếng la ó dọa hù của mấy thằng giặc chạy theo xe. Đoàn không đi được, phải tấp sâu vào rừng nằm lại.
Sau gần 4 tháng lội bộ, cuối cùng ta cũng đặt chân tới Cục Tham mưu Quân Giải phóng với chiếc tăng và cái võng trong ba lô. Miền Nam đang bước vào hè, ve kêu inh ỏi như chào đón H. Vui và tự hào vì mình là một trong những chàng trai thế hệ Hồ Chí Minh, cầm súng chiến đấu ở chiến trường Miền Nam. Ngày thống nhất đang đến gần...
Giờ đây, Thầy phải dùng kính lúp mới đọc được nhật kí của chính mình.
M.T (theo nhật kí Thầy HOÀNG LAN)
* Ca Lê Hiến (tức nhà thơ Lê Anh Xuân) và Lê Thị Bạch Cát sau này thành liệt sĩ, được đặt tên đường ở TP.HCM.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận