Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TeamLee đến thăm và tặng ảnh cho gia đình liệt sĩ
Nguyễn Quốc Anh (thành viên dự án, Hà Nội) chia sẻ: “Cá nhân mình đã phục dựng được khoảng 20 bức ảnh chân dung các chiến sĩ hi sinh. Nhớ nhất là bức ảnh đầu tiên mình nhận lời làm. Đó là một bạn trẻ ở Tuyên Quang rất muốn được nhóm nhận lời phục dựng ảnh cho người bác của bạn. Bạn đã tag hết tất cả người nhà vào kênh Facebook của nhóm để cùng năn nỉ chúng mình làm”.
Được biết mỗi thành viên đều có công việc riêng nên nhóm chỉ có thể thực hiện dự án vào buổi tối. Mỗi bức ảnh sẽ có những khó khăn khác nhau, có những bức ảnh gốc mất quá nhiều chi tiết đòi hỏi thời gian phục dựng cũng nhiều hơn. Quốc Anh chia sẻ: “Mình phải trao đổi với người nhà rất kĩ để bức ảnh dựng lại chính xác nhất từ huy hiệu trên áo đến chi tiết mắt, kiểu tóc, mũi, nón... làm sao gia đình nhìn thấy và nhận ra đây đúng là người thân của họ”. Trung bình mỗi bức ảnh sẽ được các thành viên hoàn thành trong vòng 3 - 4 giờ. Và bức ảnh khiến Quốc Anh tốn thời gian nhất là bốn buổi tối vì vừa làm vừa phải trao đổi với gia đình.
Ban đầu dự án chỉ được các thành viên phục dựng thành file. Sau đó một thành viên trong nhóm đã lên ý tưởng in thành ảnh để tặng cho các gia đình thương binh liệt sĩ. Không chỉ dừng lại ở việc phục dựng ảnh miễn phí, Quốc Anh chia sẻ: “Mỗi tuần nhóm thường dành ngày thứ bảy hoặc chủ nhật để đi thăm các gia đình liệt sĩ mà chúng mình vừa dựng xong ảnh. Trong 3 tuần vừa qua, chúng mình cũng đã đi thăm được khá nhiều gia đình và sắp tới vẫn sẽ tiếp tục”.
Anh Nguyễn Văn Long (thành viên dự án, Nam Định) chia sẻ: “Mình có phục dựng ảnh liệt sĩ cho một gia đình khá khó khăn ở Thái Bình. Khi biết gia đình không đủ kinh phí để đến nhận ảnh, mình đã chủ động đi xe máy khoảng 200km từ Hà Nội về Thái Bình để gửi tặng bức ảnh cho gia đình”.
Ảnh truyền thần của các liệt sĩ do TeamLee phục dựng
Theo dự kiến, dự án Phục dựng ảnh truyền thần miễn phí sẽ kết thúc vào ngày 25/7 với mục tiêu hoàn thành 75 bức ảnh. Tuy nhiên, hiện tại nhóm đã phục dựng hơn 75 ảnh và vẫn còn nhiều gia đình gửi ảnh về. Anh Văn Long cho biết nhóm vẫn sẽ tiếp tục làm và chưa có ý định dừng lại.
Teen chúng mình có thể theo dõi dự án ý nghĩa này của TeamLee qua nhóm Facebook: Chỉnh sửa ảnh miễn phí có tâm, hoặc kênh TikTok: Leephotoshop.
Chân dung ông ngoại của chị Minh Tươi sau khi được phục dựng ảnh
“Ông ngoại mình tên là Bùi Quang Diên, cấp bậc Thiếu Úy, tiểu đoàn 25 trung đoàn 237, sinh năm 1936 và hi sinh ngày 22/2/1971 tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Hiện nay hài cốt ông vẫn nằm lại xã Hương Bình, Hương Khê, Hà Tĩnh. Sau 51 năm ông hi sinh, gia đình mình chỉ còn duy nhất một tấm ảnh trắng đen để thờ nhưng ảnh đã hư hỏng khá nhiều, ánh mắt của ông cũng bị lệch, không nhìn rõ được khuôn mặt.
Một lần lướt Facebook mình có xem được video của các bạn TeamLee nên đã bình luận mong được team phục dựng ảnh của ông giúp. Chỉ sau 2 ngày, bạn Phùng Quang Trung (thành viên TeamLee) đã liên hệ mình xin thông tin và ảnh gốc. Sáng hôm sau team đã làm xong ảnh và gửi file cho mình xem. Sau khi gia đình được xem hình ảnh phục dựng mới của ông, ai cũng vỡ òa vì không nghĩ có cơ hội được nhìn rõ mặt ông lần nữa. Đối với gia đình, đây là bức ảnh vô giá”.
Chị Nguyễn Thị Minh Tươi (Cẩm Phả, Quảng Ninh)
Bức ảnh tập thể có bác (x) của chị Đỗ Thị Hoài
“Bác mình tên Đỗ Chí Tâm, sinh năm 1954, nhập ngũ năm 1971 và hi sinh năm 1973 tại Kon Tum. Suốt những năm qua gia đình đã liên hệ nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương để tìm mộ bác nhưng không có. Mãi đến năm 1996, một người bạn của bác tìm đến gia đình, đưa cho bố mình tấm bản đồ đánh dấu nơi chôn cất bác kèm tấm ảnh duy nhất mọi người chụp chung. Sau khi có tấm bản đồ và bức ảnh, gia đình đã vào tận nơi liên hệ quân đội địa phương để tìm hài cốt bác.
Sau tất cả, gia đình đã tìm thấy bác giữa một khoảng rừng già mà ít người đi lại. Lúc khai quật lên, bác được cuộn bằng mảnh bạt ngày xưa, bên trong xương vẫn còn viên đạn ghim vào. Trong lọ penexilin được chôn cùng bác có ghi rõ quê quán, ngày hi sinh.
Hiện tại gia đình chỉ còn duy nhất tấm ảnh chụp tập thể này của bác, phía sau bức ảnh là dòng chữ viết tay: “4 đồng chí cùng trong xã nhập ngũ ngày 1/5/71. Quê tại Sơn Động. Chụp chung để kỉ niệm những ngày được sống bên nhau trong những ngày sống ở 490””.
Chị Đỗ Thị Hoài (huyện Sơn Động, Bắc Giang)
AN BANG thực hiện - Ảnh: NVCC
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận