Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Sáng ngày 27/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ (Quận 3 - TP.HCM) đã diễn ra chương trình giao lưu Những người phụ nữ tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Tại chương trình, các bà, các cô từng trực tiếp tham gia chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh đã cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đầy tự hào mà mình và đồng đội đã trải qua, truyền thêm ngọn lửa về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
Những nhân chứng sống của lịch sử xuất hiện cùng nhau để ôn lại kỉ niệm hào hùng
Cô Vũ Minh Nghĩa (Nguyên cán bộ tình báo trực thuộc đơn vị A34 Tình báo miền, trực tiếp tham gia chiếm kho chứa vũ khí, binh nhu ở đường Nguyễn Văn Lượng đêm 30/4/1975) bồi hồi chia sẻ chuyện xưa: "Tôi tham gia Cách mạng từ năm 1965, tôi nhớ lúc đấy tôi được 12-13 tuổi và được giao làm nhiệm vụ liên lạc trong khu vực Củ Chi. Má tôi giao cho tôi việc đem cơm cho các cán bộ nằm vùng. Mỗi lần nhắc tới trận đánh lịch sử 30/4 thì những hình ảnh đó vẫn còn in đậm trong đầu, trong lúc hành quân vào ngày 30/4 thì mỗi người chúng tôi được phát cho một chiếc radio để nghe ngóng tin tức từ mọi nơi. Đúng 11h30 phút lúc Dương Văn Minh đầu hàng thì chúng tôi đã vỡ òa hạnh phúc, cảm xúc đó không thể tả được. Chúng tôi biết rằng chúng tôi đã thành công, chúng tôi sắp được hội ngộ với gia đình mình và Bắc Nam chúng ta được sum vầy rồi."
Những người phụ nữ anh hùng cùng nhau kể lại chuyện cũ
Cô Lại Thị Kim Túy (Giao liên đội 3 Biệt động, dẫn đường cho cánh quân phân khu II hướng Tây Nam vào nội ô Sài Gòn) cho biết vai trò của người phụ nữ trong chiến dịch lịch sử của tháng 4 năm 1975:" Nam giới chỉ cầm súng ra chiến trường nhưng đối với phụ nữ họ vẫn cầm súng khi giặc tràn vào. Vẫn chiến đấu trên chiến trường, làm nhiệm vụ tải xác đồng đội bị giết trên chiến trường, họ còn có thể đào mô, đắp đường. Phụ nữ còn đấu tranh trực diện với quân thù, chặng đầu xe tăng của địch, họ cùng nhau tìm đến giặc để phản đối những yêu sách vô lí mà chúng đưa ra, có rất nhiều chị em đã hy sinh và không bao giờ trở về nữa. Tôi cảm thấy người phụ nữ trong chiến tranh là một thành phần vô cùng quan trọng và không thể diễn tả hết công lao của họ."
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch TP.HCM) bày tỏ sự biết ơn đến những người phụ nữ anh hùng: "Trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh mà đặc biệt trong chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh thì các bà, các mẹ, các cô gái trẻ được ví như cỏ lau thép. Họ quả cảm, kiên cường, tham gia đấu tranh ở các lĩnh vực chính trị, phụ vận, võ trang, giao liên, tình báo,... và góp phần rất to lớn vào chiến thắng làm chấn động thế giới của dân tộc ta."
Cũng trong sáng nay, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ đã khai mạc trưng bày chuyên đề Cỏ lau thép trong chiến dịch Hồ Chí Minh, giới thiệu đến khách tham quan những đóng góp của phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Được biết, phòng trưng bày chuyên đề Cỏ lau thép trong chiến dịch Hồ Chí Minh đã tìm kiếm, sưu tầm và gìn giữ tất cả những dấu ấn liên quan đến trận đánh 30/4/1975 từ năm 2019, nhưng vì diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 nên đến nay mới chính thức được ra mắt.
Rất nhiều các sĩ quan quân đội đã đến và tham quan phòng trưng bày
PHAN VI
ẢNH: PHAN VI
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận