Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ngứa từ đâu đến?
Có nhiều lí giải về nguồn gốc cơn ngứa, chung quy là vài cái tên như histamin, thụ cảm da và truyền dẫn thần kinh. Giống như đau, ngứa là cách đánh động cơ thể đang có ngoại vật, ngoại lực xâm nhập để tìm cách trừ bỏ, thông thường theo cách gãi. Gãi được cho là động tác tức thì vừa phủi bỏ tác nhân gây ngứa, vừa cắt truyền dẫn thần kinh làm hết ngứa. Tác dụng phụ của gãi khá “phê”, những teen từng đê mê đưa lưng nhờ bạn “gãi đúng chỗ ngứa” ắt hiểu. Tuy vậy, giải thích này có phần bị chỏi với cơn ngứa phát tích từ bên trong, nhưng nạn nhân vẫn phải gãi liên hồi.
Thủ phạm gây ngứa bao gồm: da khô (thời tiết, máy lạnh…); côn trùng cắn; bệnh da liễu (viêm da, chàm, vảy nến, ghẻ, rận, thủy đậu, mề đay…); các bệnh (gan, suy thận, tuyến giáp, thiếu máu…); rối loạn thần kinh (đái tháo đường, zona, chèn ép...); kích ứng và dị ứng (thời tiết, thực phẩm, hóa chất, lông động vật, phấn hoa…); thuốc men… Có thể nhận ra cơn ngứa khá đa dạng, không cứ ngứa là đổ cho bệnh ngoài da hay gieo tiếng xấu cho gan. Hiểu rõ điều này sẽ tránh cho teen nhiều ngộ nhận khi xử lí cơn ngứa trật mục tiêu.
Ngứa - gãi hay không gãi?
Tưởng ngứa thì gãi là việc không có gì phải “xoắn”, nhưng lại có ý kiến cho rằng nên dằn thỏa mãn này lại bởi gãi không thật sự ngắt được cơn ngứa, thậm chí càng gãi càng ngứa, và quan trọng là gãi làm trầy xước da, chảy máu, lấy sẹo, nhiễm trùng thêm bệnh da có sẵn. Thuyết này hẳn được ủng hộ với những cơn ngứa từ bên trong. Tuy vậy, thực tế với teen ngứa mà không cho gãi là “tội ác”. Thật ra vẫn có nhiều cách lách luật, dễ nhất là teen cắt ngắn móng tay tránh gây “sát thương”.
Kiểu gì cũng đổ cho gan
Như đã nói, ngứa có đủ đường, nội công ngoại kích đều có. Xét riêng người trong nhà thì không chỉ có gan mà còn có thận, thần kinh, tuần hoàn gây ngứa. Do vậy, kiểu chẩn đoán “như đúng rồi” ngứa ngáy hơi nhiều là đổ cho gan nóng, gan yếu, rồi thuốc tây thuốc tàu bổ gan lợi mật tùm lum, vừa mệt gan vừa dung dưỡng cơn ngứa hoành hành thêm. Đáng ngại, một số loại ung thư cũng gây ngứa nên việc chăm bẵm vào lá gan có thể làm hỏng mất thời gian vàng phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Làm chi hết ngứa?
Có nhiều cách “xử đẹp” cơn ngứa, tự lực hay nhờ ngoại viện đều được. Nếu do côn trùng cắn, do tiếp xúc chất gây dị ứng thì việc cần làm ngay là phủi bỏ bằng tay, lau bằng khăn, rửa bằng nước… Cắt cơn ngứa bằng chống ngứa tự nhiên hoặc thuốc (kháng histamin, corticoid - có toa) thoa tại chỗ hoặc uống. Những cơn ngứa bệnh ngoài da, ngứa “nội tạng” thì không cách nào khác phải trừ bệnh gốc thì cơn ngứa mới thuyên giảm. Tránh xa thực phẩm gây dị ứng. Uống thuốc gây ngứa thì ngưng hoặc báo bác sĩ biết.
Phòng tốt hơn ngứa rồi mới gãi
Trở lại với câu hỏi gãi hay không gãi. Có nhiều cách làm dịu cơn ngứa mà không cần gãi sồn sột. Teen có thể dùng băng, gạc ướt đắp lên chỗ ngứa, tắm nước ấm, nước pha cây cỏ chống ngứa. Trường hợp cơn ngứa
xuất hiện lúc ngủ thì nên cắt móng tay và đeo găng tay trừ hậu họa.
Phòng ngứa “viếng thăm”:
Ngoài những biện pháp “biết rồi khổ lắm nói mãi” như vệ sinh, tránh dị ứng… thì để phòng cơn ngứa, teen cần để ý một vài mẹo đặc biệt:
- Chọn xà phòng có tính tẩy nhẹ, không màu mè hoặc quá đậm mùi. Sau khi xát xà phòng, cần rửa sạch khi tắm.
- Đừng quên để ý đến những món đồ gây kích ứng, dị ứng như đồ trang sức (nickel, đồng), nước hoa, chăm sóc da và mĩ phẩm nhiều màu, mùi sực nức.
- Căng thẳng làm cơn ngứa thêm nhột nhạt, thậm chí gây ra cơn ngứa tâm lí. Những teen vui vẻ trẻ trung thường ít bị cơn ngứa tấn công.
Ngứa do tâm lí
Cơn ngứa “cõi trên” có vẻ thần bí với teen bởi chúng trổ mòi từ tâm lí chứ không từ bất kì tổn thương nào. Chúng thường ghé thăm những teen hay căng thẳng, lo lắng, chẳng hạn trước giờ bước vào phòng thi là có một số teen lên cơn ngứa. Ngược lại, cơn ngứa “không địa chỉ” này cũng có thể xuất hiện khi teen phấn khích, thích chí gì đó hết cỡ, chúng thường “song kiếm hợp bích” với chứng nổi da gà. Chẳng hạn, có teen nhận được giấy báo đậu đại học là hòa trong cơn sướng rơn lại là cơn ngứa hân hoan cùng mình. Ngứa tâm lí cũng hay làm khổ những teen mắc chứng hysteria, còn gọi “bệnh giả đò”. Kì lạ là ngứa tâm lí có thể… lây. Teen A thấy teen B gãi sồn sột thì tự nhiên chàng cũng có ngay cơn ngứa và gãi sột soạt y như thế. Những nạn nhân của cơn ngứa kiểu này thường phải khổ sở khám bệnh hết khoa này sang khoa khác mà không tìm được nguyên cớ, cuối cùng được khuyên về nhà tịnh tâm, thiền, yoga, ngứa lại khỏi. Quái chiêu là ngứa tâm lí hoàn toàn trơ với các thuốc chống ngứa thông thường.
Dân gian có cả kho “dược thiện” chuyên tắm ngứa mà teen có thể tham khảo, tránh dùng thuốc Tây nóng người. Khá nhiều cái tên như lá khế, lá ổi, tía tô, rau sam, húng quế, kinh giới, sài đất, đinh lăng…
Bác sĩ ĐỖ MINH TUẤN
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận