Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ấy thế mà, có một bài thơ cha đọc vào thời điểm đó đã đi theo tôi suốt hành trình khôn lớn.
Lúc đó, cha chỉ đọc vậy thôi, không nói tên bài thơ, cũng không nhắc gì tác giả. Nhưng không hiểu sao, với một đứa trẻ con như tôi lúc đó, bài thơ này hay đến lạ lùng. Tôi có thể quên bảng chữ cái, quên bảng cửu chương, nhưng cả bài thơ (khá dài với một đứa bé), tôi lại thuộc làu làu. Cả thời tiểu học, tôi cứ đọc nó trong vô thức, nhưng bằng cả trái tim. Mỗi lần chào cờ đầu tuần, miệng tôi lại lẩm ba lẩm bẩm “Hôm nay sáng mồng Hai tháng Chín” dù một năm chỉ có duy nhất một ngày 2/9 mà thôi.
Lên cấp 2, lớn hơn một chút, tôi bắt đầu hiểu ra ý nghĩa bài thơ. Mỗi lần chào cờ, trong đầu tôi vẫn vang lên câu thơ ấy. Tôi có thể hình dung một buổi sáng mùa thu cách đây rất lâu, Bác đứng trên đài đọc Tuyên ngôn đọc lập, bên dưới, “muôn triệu tim chờ” trong niềm vui sướng hân hoan.
Nhưng cũng thật kỳ lạ. Tôi chẳng hiểu sao cha chỉ đọc bài thơ đó đúng 2,3 lần, lúc tôi mới 3, 4 tuổi, rồi thôi, không đọc nữa. Suốt những năm tháng cấp 2, tôi vẫn chờ đợi thời khắc được nghe cha đọc lại, một lần thôi cũng được, nhưng vẫn không có. Và dĩ nhiên, tên bài thơ “Sáng mồng Hai tháng Chín” hay thông tin về tác giả Tố Hữu đều là do chính bản thân tôi tự tìm ra.
Lên cấp 3, tôi vào đội tuyển Văn, tất nhiên, tôi thừa khả năng đọc hiểu, thậm chí phân tích sâu xa về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Nhưng đến thời điểm hiện tại, đã tốt nghiệp Đại học được 1 năm, tôi vẫn chưa một lần thử làm điều đó. Tôi vẫn muốn đọc nó trong vô thức, bằng tất cả trái tim, giống như cái hồi tôi nghe cha đọc lúc mới 3, 4 tuổi.
Và hôm nay, đúng là “sáng mồng Hai tháng Chín”, đường phố Sài Gòn rợp bóng cờ đỏ, sao vàng, không khí hân hoan của sáng mùa thu năm 1945 lại ùa về trong tâm trí biết bao thế hệ con người Việt Nam. Tất nhiên, tôi chưa từng trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, cũng chưa từng chứng kiến thời khắc thiêng liêng khi bản Tuyên ngôn độc lập vang lên. Với tôi, những ký ức đẹp đẽ về ngày 2/9 đều gói gọn trong bài thơ năm ấy của cha.
Chính bài thơ đó đã đưa tôi đến với Lịch sử và Văn học - hai môn tôi học khá nhất, dành nhiều tâm huyết nhất và có điểm thi cao nhất. Chính cách đọc “như gió thoáng qua” của cha đã “ép” tôi phải tìm cho bằng được, phải hiểu cho bằng được và sau này, nó đã trở thành thói quen ăn sâu trong máu của tôi. Tôi không nói, và cha cũng không nói, nhưng chẳng biết tự bao giờ, trong đầu tôi đã mặc định - đây là bài thơ của cha - và con.
Đến giờ, tôi vẫn chưa phân tích bài thơ, cha tôi cũng chưa một lần đọc lại. Tôi cũng không biết vì sao năm xưa, cha đọc bài thơ đó. Tôi chỉ biết, “sáng mồng Hai tháng Chín” mãi mãi là bài thơ hay nhất trong đời.
THẮM ĐẶNG
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận