Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Đội thứ 1 trực tại cách khu cách ly, phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng tại các khu công nghiệp.
Đội thứ 2 triển khai trực chốt tại chợ đầu mối, đo thân nhiệt cho người dân, thực hiện khai báo y tế đối với tài xế chở hàng từ vùng có dịch.
Đội thứ 3 hỗ trợ nhập liệu tại các trạm y tế ở TP. Thủ Đức
Đội thứ 4 túc trực tại kí túc xá của Đại học Quốc gia TP.HCM hỗ trợ công việc, khai báo y tế.
Đội hình đã chia, nhóm sinh viên khoa Y hăng hái chuẩn bị lên đường nhưng trong lòng thầy Nguyễn Văn Hà (giảng viên, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM) vẫn lo lắng khôn nguôi.
Thầy dặn dò rất nhiều lần: “Các em nhớ xin phép gia đình trước khi đi nhé”; “Cẩn thận hết mức vì nguy cơ phơi nhiễm cao”; “Giữ gìn sức khỏe nha”… “Chiến dịch” bắt đầu từ ngày 31/5, tính đến nay, các sinh viên khoa Y đã có hơn 30 ngày đêm sát cánh cùng tuyến đầu.
6 giờ sáng, điện thoại của Công Minh rung, màn hình nhảy lên tin nhắn:
- Các bạn chuẩn bị tập hợp nhé. Hôm nay chúng ta cần lấy mẫu ở khu chế xuất Linh Trung.
Minh tức tốc làm vệ sinh cá nhân, chuẩn bị đồ “tác chiến” gồm kính chống giọt bắn, găng tay, đồ bảo hộ, dụng cụ lấy mẫu, giấy tờ, sổ sách…
8 giờ, xe lăn bánh. Từ khu công nghiệp này đến nhà xưởng kia, từ vùng cách ly này đến đoạn phong tỏa khác… nhóm của Minh dường như không có thời gian ngơi nghỉ. Chiếc xe đỗ xịch trước cổng Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức khi trời đã về khuya. Minh hoàn thành các công tác kiểm tra cuối cùng rồi tắm rửa, ăn cơm. Quá nửa đêm, cậu bạn bắt đầu mở laptop gõ luận văn.
Chỉ còn hơn 10 ngày nữa, Minh sẽ tốt nghiệp.
Cũng như Minh, hàng ngàn sinh viên ngành Y tại TP.HCM hiện giờ đã lao vào “cuộc chiến” chống dịch Covid-19 bất kể đêm ngày, nắng gió, xa gần… Đợt tình nguyện này là một “mặt trận” thực tiễn để các bạn có thêm kĩ năng, kinh nghiệm, nhận về cho mình nhiều bài học quý giá.
Từ khi tham gia chống dịch, Minh dọn hẳn lên Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức để sinh hoạt. Sau một ngày làm việc vất vả, mọi người chuẩn bị chìm vào giấc ngủ là lúc Minh bật laptop, gõ luận văn. Mệt, vất vả, thiếu ngủ… nhưng trái tim của Minh luôn tràn đầy nhuệ khí. Minh kể, có những điều mà cậu bạn đã học được bên ngoài thực địa.
Đó là cởi đồ bảo hộ ra sao cho an toàn, trò chuyện với bệnh nhân thế nào. Hay có những người mũi rất nhạy cảm với vật lạ, lấy mẫu làm sao để họ không đau… “Các anh chị đi trước đã hướng dẫn mình cho bệnh nhân thả lỏng cơ mặt, đút tăm bông không trúng các vách ngăn, giảm cảm giác đau cho bệnh nhân”, Minh chia sẻ. Càng ngày, kĩ năng lấy mẫu xét nghiệm của Minh càng được nâng cao.
Mấy đêm đầu mới vào Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức, Minh gần như ngủ không được vì lo lắng về khả năng phơi nhiễm. Minh chia sẻ: “Minh đã tự động viên bản thân thế này, vùng an toàn và vùng có nguy cơ lây nhiễm hiện nay như được ngăn cách bởi một bức tường mỏng manh. Nếu không có ai đứng chắn trước bức tường đó, điều gì sẽ xảy ra? Trước đây, tụi mình là sinh viên, đi học từ thứ 2 đến thứ 6 nhưng khi bước vào chiến dịch, mọi định nghĩa về thời gian đều không còn. Phải dậy sớm mỗi ngày, tự kiểm tra, sắp xếp dụng cụ rồi làm việc đến tối mịch, mình trân trọng khoảng thời gian này đã cho mình có cảm giác như một nhân viên y tế thực thụ”.
Có khi 10 giờ đêm, khi đường phố không còn bóng người, có nhóm sinh viên vẫn ngồi bệt bên vỉa thuộc phường Bình Chiểu (TP. Thủ Đức) để tranh thủ ăn bánh mì, gói xôi vội vã rồi chuẩn bị lấy mẫu. Khoảnh khắc đó đã được chụp lại, lan truyền trên mạng xã hội và chạm đến trái tim của nhiều người. Có mấy lúc mệt quá, nhóm nằm luôn dưới đất vì không thở nổi, các hộ gia đình đem nước và trái cây ra mời khiến ai cũng cảm thấy ấm lòng.
Sinh nhật Minh năm nay trùng vào đợt chống dịch, ngày đặc biệt này, cậu phải đi lấy mẫu trên khắp địa bàn thành phố. Cuối ngày, trở về trung tâm, các anh chị nhân viên đã chuẩn bị sẵn bánh kem, nến để mừng tuổi khiến Minh vô cùng xúc động. Trên trang cá nhân, Minh đã chia sẻ cảm xúc vỡ òa này. Giờ đây, Trung tâm Y tế TP. Thủ Đức đã trở thành mái nhà thứ hai của cậu.
Thầy Nguyễn Văn Hà chia sẻ: “Tôi phải cảm ơn học trò của mình vì tinh thần tình nguyện. Không chỉ có các bạn Y đa khoa, các bạn học Dược, Răng Hàm Mặt đều xung phong “ra trận”. Trước đây khi làm giảng viên, tôi xem sinh viên mình là thế hệ trẻ. Nhưng qua đợt dịch này, tôi đã thấy bạn trưởng thành lên từng ngày. Không khí chống dịch chưa bao giờ nguội, các bạn vừa thức dậy đã đi làm việc, có khi 3,4 giờ chiều mới được ăn trưa.
Có hôm về nhà đã là 3 giờ sáng, vậy mà ngày hôm sau vẫn thức sớm để tiếp tục lấy mẫu”. Cũng theo thầy Hà, mỗi sinh viên ngành Y đều có thời gian đều có thời gian thực tập lâm sàng. Và “trận mạc” phòng chống Covid-19 như “ngôi trường” lớn nhất để các bạn học hỏi được nhiều điều. Hơn 1 tháng “lăn lộn” ngoài thực địa, nhiều sinh viên đã có thể tự tin thiết kế và điều hành dây chuyền làm việc. Khi lấy mẫu khu công nghiệp hàng nghìn người, một quy trình chặt chẽ phải được thiết lập từ tối hôm trước. Đó là “hàng dài” các công việc như soạn danh sách thông tin công nhân, chuẩn bị kháng nguyên để cắm vào dung dịch test, đếm các lọ môi trường, ướp lạnh, chuẩn bị các hoạt động điều phối, khai báo y tế…
Mỗi lọ xét nghiệm sẽ có 3 mã code: 1 mã dán lên lọ môi trường, 1 mã dán bìa hồ sơ, 1 mã lưu nên công tác nhập liệu cần được đảm bảo độ chính xác. Cứ 10 ngày, thầy Hà sẽ tổng kết chiến dịch một lần. Một dây chuyền chặt chẽ, nhiều quy trình, đảm bảo an toàn phòng dịch được các bạn sinh viên vận hành, tự chuẩn bị vật tư y tế là điều khiến thầy Hà cảm thấy tự hào.
“Mỗi ngày, tôi đều nhắn tin hỏi thăm các em hôm nay thế nào, đi lấy mẫu ở đâu, được điều phối ra sao…Một buổi sáng nọ, tôi nhắn tin vào nhóm và không thấy ai phản hồi, lòng không khỏi lo lắng. 23 giờ đêm, tôi mới nhận được thông tin rằng các em đã được điều đi lấy mẫu tại khu công nghệ cao TP. Thủ Đức từ sáng, do mặc đồ bảo hộ nên không thể cầm điện thoại để liên lạc được.
Thấy thương các em, tôi mới nhắn rằng gửi cho thầy một số bức ảnh để thầy chia sẻ. Các bạn đã trả lời vọn vẹn một câu khiến tôi vô cùng xúc động: Tụi em làm việc không có thời gian ngẩng đầu lên, nên cũng không chụp ảnh lại ạ. Làm là làm, các bạn không màng đến bất cứ điều gì xung quanh. Đó là lúc tôi biết học trò của mình đã trưởng thành, đủ vững chãi để chuẩn bị trở thành những bác sĩ trong tương lai”, thầy Hà chia sẻ.
Bài: NGỌC NGÂN
Thiết kế: KHÁNH MIN
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận