Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
“Tháng tư đong đậu nấu chè/ ăn tết đoan ngọ trở về tháng năm”. Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch.
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Có truyền thuyết kể rằng, vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Một số phong tục đặc biệt trong ngày Tết Đoan Ngọ
Từ nhỏ tới lớn, chắc hẳn mỗi bạn teen đều nhớ những buổi sáng tinh mơ, đang mắt nhắm mắt mở thì được ba mẹ gọi dậy để “giết sâu bọ” với một dĩa trái cây với xoài, cóc hoặc vải…, đôi khi cũng có thể bánh tro, chè hay cơm rượu nếp tùy theo phong tục của từng vùng miền. Sở dĩ người Việt lựa chọn ăn những món ăn này trong buổi sáng dịp Tết Đoan Ngọ là bởi theo quan niệm, việc ăn hoa quả như vậy sẽ có lợi cho đường ruột, giúp loại bỏ được "sâu bọ" trong cơ thể và tạo hi vọng cho một mùa màng mới tốt đẹp hơn.
Người dân miền Bắc thường sử dụng rượu nếp để diệt sâu bọ bởi theo quan niệm của họ, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Ngoài ra, mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của miền Bắc còn có thêm hương, hoa, vàng mã, nước,, các loại hoa quả theo mùa (mận, vải, đào...), bánh tro, xôi, chè… Người Nùng ở Mường Khương - Lào Cai còn làm bánh khúc để dâng cúng tổ tiên, thần thánh trong dịp Tết giết sâu bọ.
Một số món ăn thường được sử dụng trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Đối với mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung, họ sử dụng cơm rượu như một “công cụ” để diệt sâu bọ. Tuy nhiên, món cơm rượu nếp trong lễ cúng chỉ sử dụng nếp trắng bình thường và cơm rượu được nén thành từng khối chứ không rời như miền Bắc. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình tự chế biến trong các bữa ăn. Ngoài ra, người miền Trung còn hay cúng vịt (vịt nướng, tiết canh vịt...) trong dịp Tết Đoan Ngọ. Riêng người Huế còn cúng cả chè kê, một món đặc sản của vùng này trong dịp Tết Đoan Ngọ. Hơn nữa miền Trung vốn là nơi thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt, nên vào ngày này, người dân thường sum họp gia đình, cúng lớn để cầu mong sự yên bình, mùa màng bội thu.
Với các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp Tết Đoan Ngọ được gọi là cơm rượu sẽ không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ và được ăn kèm với xôi vò.. Bên cạnh đó, vào Tết Đoan Ngọ, người miền Nam còn ăn cả chè trôi nước và bánh ú (một món bánh tương tự bánh tro của miền Bắc). Miền Nam được coi là vựa trái cây lớn nhất cả nước nên trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân Nam bộ không chỉ chuẩn bị lễ cúng với hoa quả tươi mà còn kết hợp tổ chức nhiều lễ hội trái cây miệt vườn đặc sắc. Đó cũng là một màu sắc hết sức độc đáo của người dân Nam Bộ.
Cơm rượu là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của cả 3 miền
Một điều cũng hết sức thú vị trong ngày Tết Đoan Ngọ mà các teen ít biết là vào lúc 12h trưa ngày 5 tháng 5, các bậc phụ huynh sẽ đi hái lá cây để về làm thuốc. Người Việt Nam cho rằng, những củ, cành, lá hái và đào được trong ngày 5/5, vào khoảng giờ Ngọ (12h đến 13h trưa), đều là những vị thuốc tốt và chữa được rất nhiều bệnh. Những lá người ta thường hái là lá ngải cứu, đinh lăng, lá mùi… Những lá này được đem phơi khô, để dùng khi bị các chứng bệnh.
Trong bối cảnh dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp, hầu hết các teen đều phải ở nhà tuân thủ nguyên tắc 5K thì tại sao chúng ta không thử quan tâm hơn đến gia đình vào ngày 5 tháng 5 nhỉ? Dù mọi ngày có thể các teen đều thể hiện sự quan tâm của mình đến mọi người trong gia đình, nhưng gắn với ngày ý nghĩa thì sự việc sẽ càng ý nghĩa hơn. Hãy cùng lau dọn nhà cửa, xuống bếp nấu phụ mẹ chuẩn bị mâm cúng, giúp ba trồng cây sau vườn…để teen cùng với gia đình của mình sẽ có một ngày 5 tháng 5 thật vui vẻ và ý nghĩa!
KIM HỒNG
Nguồn ảnh: Pinterest
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận