Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Giữ gìn, phát huy văn hóa dân tộc
Một số con bài được dự án làm lại
Với mong muốn góp phần gìn giữ và phát huy nét đẹp của bài chòi - loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian ở địa phương, nhóm học sinh lớp 12 chuyên Anh trường THPT chuyên Lê Thánh Tông (Quảng Nam) đã thành lập dự án Mầm Chòi Lá. Tên của dự án được đặt dựa theo sự phát triển của cây: mầm - chồi - lá (chữ Chòi trong tên được chơi chữ với “chồi”), mang theo ngụ ý: dự án hi vọng sẽ đưa loại hình nghệ thuật này - đã vượt qua giai đoạn “mầm”, và đang dần đâm “chồi”, đến với giai đoạn “lá” cây sum suê - giai đoạn phủ sóng tăng cao.
Một số hoạt động trực tuyến của dự án:
Series Con Bài Tân Thời - hình thức vẽ trang trí màu: dự án đã dựa theo đường nét nguyên mẫu của bài chòi, phổ màu mới lên con bài để tăng tính sống động, mới mẻ nhằm dễ dàng tiếp cận các bạn thế hệ Z. Trong mỗi pho bài, các con bài được giải thích ý nghĩa qua góc nhìn của Mầm Chòi Lá.
Anh Phan Văn Dưỡng, nghệ nhân kéo đàn nhị, nhân vật phỏng vấn trong series
Series Chuyện Nay Kể - hình thức phỏng vấn: 3/8 vừa qua, Mầm Chòi Lá vừa cho lên sóng tập đầu tiên phỏng vấn nghệ nhân (nhạc công kéo đàn cò) và các cô chú từ hội bài chòi địa phương. Thông qua các góc nhìn từ nghệ nhân, dự án mong muốn mang lại góc nhìn đa chiều, để các bạn trẻ hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này.
Khi teen biểu diễn bài chòi
Xuôi Dòng là hoạt động trải nghiệm và thưởng thức bài chòi diễn ra vào ngày 30/7, tại sân sau Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An, do dự án tổ chức. Sự kiện gồm chuỗi hoạt động nhỏ:
+ Triển lãm bộ bài: Trưng bày bộ bài đã được phổ màu mới từ series Con Bài Tân Thời, được đặt cạnh các lá bài nguyên bản. Phía dưới các con bài là các câu hát trích từ các tư liệu về bài chòi do Mầm Chòi Lá sưu tầm và chọn lọc; dự án bố trí 2 bạn thường trực để giải thích cho mọi người về các con bài bằng song ngữ Anh - Việt, tích hợp thêm mã QR code giải thích về các con bài trên thiết bị điện tử.
+ Mini game: Các trò chơi bao gồm banh nẻ, giải cứu nàng Tấm (phân loại đậu), đoán từ (sắp xếp lại các chữ cái đã cho với nội dung xoay quanh bài chòi), tô màu bài chòi...
+ Biểu diễn nghệ thuật: “Xuôi dòng” về quá khứ, kể lại lịch sử của bài chòi qua góc nhìn của dự án, được thực hiện bởi hai bạn hát, một bạn ghi-ta, hai bạn dẫn chương trình (song ngữ Anh - Việt), hai bạn dẫn chuyện (song ngữ Anh - Việt), đàn phách và các thành viên, cộng tác viên hỗ trợ.
Nguyễn Diệu Uyên (lớp 12/10, THPT Trần Quý Cáp, Quảng Nam), người đảm nhiệm phần hát trong buổi biểu diễn, cho biết đây là lần đầu tiên bạn tiếp xúc với loại hình nghệ thuật này, mặc dù đã từng đi xem và chơi nhưng việc hát là điều rất khó với bạn. Để chuẩn bị tốt cho phần trình diễn của mình, Uyên đã tự tìm hiểu và đến “tầm sư học đạo”, tham khảo ý kiến của những cô chú nghệ nhân ở Hội An. “Phong cách của bài chòi sẽ rất nhẹ nhàng vì nó như làn điệu dân ca, và tụi mình phải hát bằng cảm xúc của mình. Mình hiểu về con bài, về ý nghĩa từng câu hát thì khi hát lên nó mới thấm và đi vào lòng người được”, Uyên chia sẻ.
Cũng là người đảm nhận phần hát cho buổi biểu diễn, bạn Phạm Ngô Đình Thịnh (lớp 11/4, THPT chuyên Lê Thánh Tông, Quảng Nam) cho biết: “Khó khăn lớn nhất đối với mình khi thể hiện loại hình nghệ thuật này là cảm xúc mà mình truyền vào câu hát. Ví dụ như con năm rún (một con bài trong bài chòi, nội dung thể hiện nỗi nhớ quê nhà của người con xa xứ), khi hát, mình không chỉ hát đúng mà còn phải hát sao cho người nghe cảm nhận được nỗi nhớ quê nhà qua từng câu hát”.
Các thành viên của dự án
Trong quá trình vận hành dự án, Mầm Chòi Lá gặp không ít những khó khăn. Về nội dung, vì bài chòi là một loại hình văn hóa dân gian, mang tính truyền miệng phần lớn, nên khó tìm thông tin thêm qua các trang mạng. “Trong quá trình làm nội dung cho các bài đăng, ban nội dung cần tìm hiểu thông tin qua nhiều khía cạnh, liên hệ với các cô chú có chuyên môn để góp ý và trau chuốt thêm. Nhất là phần kịch bản cho buổi biểu diễn, phải thay đổi nhiều lần và nhận được kiểm duyệt”, Huỳnh Thảo Vân (12 chuyên Anh, THPT chuyên Lê Thánh Tông, Quảng Nam), trưởng ban nội dung của dự án, chia sẻ. Ban tổ chức hoàn toàn là học sinh cấp 3 nên phải tự học hỏi, tìm tòi rất nhiều để đảm bảo sự kiện diễn ra thành công.
Trong thời gian tới, Mầm Chòi Lá dự kiến sẽ tiếp tục cho lên sóng các tập tiếp theo của series Chuyện Nay Kể - khai thác góc nhìn từ các bạn trẻ gen Z và các thành viên, cộng tác viên của dự án. Song song đó, giữa cuối tháng 8, dự án sẽ tiếp tục tổ chức sự kiện tiếp theo để tăng thêm trải nghiệm với bài chòi. Sau đó là các series chuyên sâu về các lí thuyết văn hóa và làn điệu dân ca để cung cấp cái nhìn sâu hơn về lớp văn hóa ẩn sau bài chòi...
DUY DƯƠNG
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận