Teen THPT hào hứng tìm hiểu về lỗ đen vũ trụ

avatar PHI LÊ

Thứ năm, 23/02/2023 14:40 (GMT+7)

Ngày 22/3, gần 200 teen các trường THPT thành phố Thủ Đức đã tham gia hội thảo chuyên đề “Chụp ảnh và nghiên cứu lỗ đen, vũ trụ học” do trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức

Buổi hội thảo chuyên đề “Chụp ảnh và nghiên cứu lỗ đen, vũ trụ học” diễn ra với phần chia sẻ của GS. Paul T. P. Ho, thuộc viện Thiên văn và Thiên văn Vật lý Academia Sinica (ASIAA), Đài Loan.

Đây là một trong những chuỗi hội thảo chuyên đề trường đại học Quốc tế tổ chức để cung cấp thêm thông tin khoa học liên quan đến chụp ảnh lỗ đen và nghiên cứu vũ trụ cho học sinh, sinh viên.

Gần 200 học sinh quan tâm đến thiên văn, vũ trụ và ngành học Kĩ thuật không gian đã cùng tham dự để tìm hiểu về cách đo và chụp ảnh lỗ đen vũ trụ.

Lỗ đen, được hình thành khi một ngôi sao có khối lượng đủ lớn chết đi, là nơi trường hấp dẫn mạnh đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra ngoài nên không thể nhìn thấy chúng trực tiếp.

Giáo sư Paul T.P. Ho – Tổng Giám đốc Đài quan sát Đông Á.

Vào ngày 10/4/2019, một nhóm gồm khoảng 200 nhà khoa học trên khắp thế giới đã công bố bức ảnh chụp đầu tiên bóng của một lỗ đen. Trong đó, các nhà thiên văn học châu Á đóng một vai trò quan trọng trong dự án, đặc biệt là vai trò của Giáo sư Paul T.P. Ho – Tổng Giám đốc Đài quan sát Đông Á.

Trường ĐHQT mời GS. Paul T.P.Ho đến chia sẻ với các bạn học sinh, sinh viên với hy vọng sẽ thắp lên niềm đam mê về thiên văn học, vũ trụ học và vai trò quan trọng của khoa học cơ bản trong sự phát triển vượt bậc của các công nghệ tiến bộ nhất của loài người trên hành trình khám phá và chinh phục Vũ trụ.

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

    Đáp án: