Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Đây là vở kịch được chuyển thể từ ba tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) và Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) do các bạn lớp 10A12, 10A13 và 10A15 thể hiện.
Vở kịch lấy cảm hứng từ đề thi chọn học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của TP. Hồ Chí Minh nhằm khơi gợi cho các bạn học sinh niềm hứng khởi, thái độ trân trọng đối với những tác phẩm văn học, đặc biệt, biết lắng nghe, cảm nhận về cuộc sống xung quanh, biết chia sẻ, cảm thông, đồng cảm với nhau.
Poster giới thiệu 3 tác phẩm trong chương trình
Theo lời của Hương và Thảo (các nhân vật trong vở kịch): “Mỗi thanh âm vang lên đều có “tiếng nói” của mình. Có thanh âm hào hùng của lịch sử cha ông dựng nước. Có thanh âm khắc khoải của nỗi đau dân tộc, có thanh âm sâu lắng của cuộc sống đời thường…
Vạn vật trên thế gian này đều có tiếng nói” và “cậu hãy đọc thử một bài thơ, một bài văn, hay bất kì trang sách nào, cậu hãy đắm mình vào đó, cậu sẽ nghe được thanh âm của quá khứ, của hiện tại”.
Từ lời trò chuyện của hai bạn, các bạn học sinh đã tái hiện lại bối cảnh Nguyễn Trãi và Lê Lợi bàn việc quân rồi thảo Bình Ngô đại cáo làm sống lại âm hưởng hào hùng của áng thiên cổ hùng văn và tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
Hai nhân vật dẫn chuyện trong vở kịch
Các bạn cũng làm sống dậy nỗi đau của bé Thu khi ông Sáu mãi mãi không trở về qua phân cảnh “Chiếc lược ngà”. Theo các bạn, đó là tiếng nói khắc khoải của chiến tranh. Nhưng đau xót hơn khi “chiến tranh đã lùi xa rất xa rồi, nhưng cuộc sống vẫn đầy rẫy những cuộc chia tay.
"Nỗi đau không đến từ phía kẻ thù xâm lược mà lại đến từ chính những người yêu thương nhất của chúng ta”. Đó là thông điệp các bạn gửi đến người xem qua phân cảnh “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Qua vở kịch, các bạn muốn nhắn nhủ đến mọi người “cuộc sống sẽ đáng yêu và ý nghĩa biết bao nếu ta biết lắng nghe tiếng nói của nhau, đồng cảm và yêu thương nhau”.
Phân cảnh tái hiện tác phẩm Chiếc lược ngà
Tham gia vở kịch với vai trò là diễn viên, bạn Mỹ Duyên – 10A15 bày tỏ: “Đây là kỉ niệm đẹp đối với mình. Mình được sống với đời sống của nhân vật bé Thu trong chiến tranh, hóa thân vào tâm trạng và hoàn cảnh của bé Thu, mình đã khóc và hiểu được nỗi đau mà chiến tranh gây ra, từ đó biết trân trọng và yêu thương những người thân yêu của bản thân nhiều hơn.”
Bạn Quốc Việt (lớp 10A12, người đóng vai Nguyễn Trãi), chia sẻ: “Mình chỉ gặp khó khăn khi học lời thoại Bình Ngô đại cáo thôi, còn diễn thì không khó lắm. Qua vở kịch, mình hiểu thêm về tài năng và công lao to lớn của Nguyễn Trãi trong lịch sử dân tộc.”
Là khán giả theo dõi vở kịch, bạn Phan Kỳ Duyên (lớp 10A15) cho biết: “Mình cảm thấy bồi hồi, xúc động xen lẫn tự hào khi nghe được âm thanh hào hùng của dân tộc, cảm nhận sự tàn khốc của chiến tranh đã lấy đi hạnh phúc của bao gia đình hay những cuộc cãi vã giữa ba mẹ khiến con cái là người chịu thiệt thòi. Mình như được hòa cảm xúc vào các nhân vật trong từng câu chuyện. Xem các bạn diễn, mình thấy rất ngưỡng mộ.”
Bạn Bảo Trân (lớp 10A12) cho rằng: “Vở kịch đem đến thông điệp thật ý nghĩa. Hãy biết lắng nghe, chia sẻ thì ta mới thấu hiểu và cảm nhận được mọi thứ xung quanh mình.”
Cô Nguyễn Thị Luyến và các bạn học sinh tại buổi học chuyên đề sân khấu hóa tác phẩm văn học
Vở kịch được trình diễn trong khuôn khổ buổi học chuyên đề 2 Sân khấu hóa tác phẩm văn học của chương trình Ngữ văn 10. Theo cô Nguyễn Thị Luyến, người lên ý tưởng cho các bạn thực hiện, chương trình giáo dục phổ thông 2018 mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức cho cả giáo viên và học sinh. Chính vì vậy, để đem đến những tiết học nhiều ý nghĩa thì thầy cô cần lồng ghép khéo léo các hoạt động để học sinh cùng tham gia và cảm thấy hào hứng.
Đây là buổi học được các thầy cô tổ Ngữ văn chung tay xây dựng, nhằm tạo cơ hội cho các lớp tham gia giao lưu, hợp tác với nhau và phát huy năng lực đặc biệt của mình. Các em đã thể hiện sự phối hợp vô cùng ăn ý. Đặc biệt các em còn tự thiết kế, tự may trang phục cho nhân vật Nguyễn Trãi và Lê Lợi.
Đến tham dự tiết học, các thầy cô của cụm chuyên môn TP Thủ Đức đã ngợi khen về ý nghĩa của vở kịch, khả năng diễn xuất của các em và đặc biệt rất ấn tượng với những bộ trang phục các em tự may.
Cô Trần Thị Hiền, tổ trưởng tổ Ngữ văn trường THPT Bình Chiểu, mong muốn sẽ cố gắng tạo ra nhiều buổi học có ý nghĩa như vậy để các em phát huy năng lực và làm nên những “thanh âm lấp lánh” giữa cuộc đời.
THẢO NGUYÊN
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận