Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Sáng 24-11, tại Trường THPT Bùi Thị Xuân diễn ra tiết học vật lý đặc biệt với nội dung chế tạo mô hình cầu chịu lực. Đây là hoạt động ngoại khóa do các thầy cô tổ Vật lý của trường tổ chức.
Với chủ đề "Kỹ sư gen Z - Sáng tạo và bứt phá", cuộc thi không chỉ biến những công thức, định luật vật lý trên trang sách thành sản phẩm thực tế, mà còn tạo ra một sân chơi hấp dẫn - nơi học sinh được thỏa sức sáng tạo, rèn luyện năng lực tư duy logic, tinh thần đồng đội và khơi dậy niềm đam mê khám phá khoa học.
Nhiều nhóm học sinh đến trường từ sớm để gia cố, hoàn thiện các chi tiết còn lại của mô hình - Ảnh: MAI TRÚC
Phát biểu khai mạc, thầy Trần Trọng Nghĩa (phó hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân) bày tỏ niềm vui và tự hào khi chứng kiến sự tham gia đông đảo của học sinh toàn trường.
"Đây cũng chính là những bước ươm mầm cho sở thích, ước mơ nghề nghiệp tương lai của các em", thầy Nghĩa bày tỏ.
Cụ thể, đề thi yêu cầu các nhóm tự thiết kế và chế tạo mô hình cầu chịu lực, mô phỏng cấu trúc và khả năng chịu tải của những cây cầu trong thực tế. Hoạt động này giúp học sinh hiểu rõ nguyên lý chịu lực, cách cầu hoạt động, đồng thời áp dụng kiến thức vật lý để kiểm tra tính khả thi của thiết kế.
Cuộc thi có sự tham gia của 96 đội thi, mỗi đội tối đa 5 thành viên, không giới hạn số lượng nhóm tham gia trong mỗi lớp.
Ở vòng đầu tiên, các nhóm cần đảm bảo cây cầu của mình đáp ứng đúng yêu cầu về kích thước và khối lượng quy định. Ngoài ra, cầu bắt buộc phải có bề mặt đường cho xe chạy.
Theo yêu cầu của ban giám khảo, trọng lượng cầu không được vượt quá 500g, chiều dài từ 50cm đến 65cm, chiều rộng tối đa 20cm - Ảnh: MAI TRÚC
Để đảm bảo tính công bằng, vật liệu được phép sử dụng làm cầu bao gồm các que gỗ, keo dán và dây rút nhựa. Số lượng vật liệu không giới hạn nhưng sản phẩm hoàn chỉnh phải tuân thủ tiêu chuẩn về trọng lượng và kích thước.
Bên cạnh đó, các nhóm chỉ được phép dùng keo để kết dính các bộ phận của cây cầu. Việc sử dụng ốc vít hoặc khoan vào cầu sẽ bị xem là phạm luật.
Trước giờ thi, nhiều bạn tranh thủ kiểm tra, chỉnh sửa cầu lần nữa để đảm bảo đúng yêu cầu của ban giám khảo.
Thầy Trần Quang Hiển và thầy Bùi Mạnh Tân - tổ trưởng tổ Vật lý - cùng các thầy cô trong ban tổ chức không ngừng hỗ trợ, hướng dẫn các đội trong suốt quá trình kiểm tra và cân tạ.
Không khí hội thi dần nóng lên khi các đội lần lượt thử sức chịu tải của cầu với mức tạ khởi đầu 30kg. Tiếng reo hò vang lên mỗi khi một sản phẩm vượt qua thử thách đầu tiên, xen lẫn những tiếng thở dài tiếc nuối khi cầu không trụ nổi.
Các thí sinh hồi hộp trải qua phần cân tạ - Ảnh: MAI TRÚC
Các bạn học sinh thuộc các nhóm liên tục động viên nhau bằng những tràng vỗ tay không ngớt, thể hiện tinh thần đoàn kết và quyết tâm.
Theo quy định, sản phẩm của các nhóm phải chịu được tối thiểu 94kg để đủ điều kiện vào vòng chung kết.
Kết quả, có 22 đội xuất sắc tiến vào chung kết - nơi chiếc cầu chịu tải nặng nhất sẽ được vinh danh.
Trong quá trình thi, các nhóm chỉ có thành viên nữ được các bạn nam đội khác hỗ trợ nâng tạ.
Kết quả chung cuộc, giải nhất thuộc về nhóm 37 (lớp 11A7) với chiếc cầu chịu tải lên đến 200kg, giải nhì là nhóm 24 (lớp 11A3) đạt mức tạ 175kg, nhóm 91 của lớp 12A6 với thành tích 165kg giành giải ba.
Ngoài ra, có ba giải khuyến khích được trao cho các nhóm: 32 (lớp 11A6), 34 (lớp 11A6) và 58 (lớp 11A11).
Chiếc cầu hình vòm duy nhất tại vòng chung kết chịu tải lên đến 200kg - Video: MAI TRÚC
Bạn Trần Khả Doanh, đại diện nhóm chiến thắng, không giấu được niềm vui và sự tự hào khi chia sẻ về hành trình chinh phục ngôi vị quán quân.
Từ lúc cuộc thi được nhà trường phát động, các thành viên trong nhóm đã dành khoảng hai tuần để chuẩn bị.
"Chúng mình bắt tay vào làm khá muộn, chỉ họp nhóm rải rác tổng cộng khoảng 7 ngày, mỗi buổi kéo dài 1-2 tiếng sau giờ học", Doanh cho biết.
Một trong những khó khăn lớn nhất mà nhóm gặp phải là lịch trình không đồng nhất giữa các thành viên. Có ngày, chỉ có một bạn đến làm, nhưng cả nhóm vẫn giữ tinh thần thoải mái, coi đây là cơ hội học hỏi kinh nghiệm và tạo nên những kỷ niệm vui cùng nhau.
Trước khi mang thành phẩm cuối cùng dự thi, nhóm của Khả Doanh đã thử nghiệm tổng cộng bốn mô hình cầu.
Ban đầu, nhóm dự đoán cầu có thể chịu được khoảng 160kg, nhưng kết quả vượt ngoài mong đợi: cây cầu chịu được mức tải lên đến 200kg mà vẫn không gãy, trở thành sản phẩm duy nhất còn nguyên vẹn sau khi cân tạ tại vòng chung kết.
Thầy Bùi Mạnh Tân (tổ trưởng tổ Vật lý Trường THPT Bùi Thị Xuân) cho biết hằng năm, tổ Vật lý đều tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh tham gia. Nhưng đây là năm đầu tiên nhà trường triển khai nội dung thi chế tạo cầu chịu lực.
Tại cuộc thi này, học sinh sẽ phải vận dụng các kiến thức môn vật lý đã học như "Tổng hợp - phân tích lực", "Biến dạng cơ của vật rắn"để chế tạo thành công mô hình theo yêu cầu.
Đánh giá chung về kết quả cuộc thi, thầy Tân bày tỏ sự bất ngờ đối với khả năng sáng tạo và tư duy khoa học của học trò.
Thầy chia sẻ: "Mùa thi năm sau, chúng tôi sẽ đưa ra những yêu cầu, thử thách khó khăn hơn để thúc đẩy các em tiếp tục chinh phục những mục tiêu mới".
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận