Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
"Sự ảnh hưởng của đa nhiệm - multitasking đến học tập và sức khỏe của học THPT trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh", được thực hiện bởi 2 bạn học sinh lớp 11A9 Trường THPT Ten Lơ Man - Nguyễn Hạo Nhiên và Trần Lê Tuấn Khang. Đề tài thực hiện dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo.
Với thành tích cao nhất ở cuộc thi cấp trường, nhóm nghiên cứu đang chuẩn bị cho cuộc thi cấp thành sắp tới. Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp thành phố dự kiến diễn ra trong thời gian từ ngày 04-11 đến ngày 25-11.
Ngoài học tập, Tuấn Khang và Hạo Nhiên đều đang đảm nhiệm nhiều vị trí, tham gia nhiều hoạt động. Hai bạn luôn trong tình trạng ôm đồm nhiều việc, dẫn đến thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi.
Nhận ra đây cũng là vấn đề mà nhiều bạn đang gặp phải, nhóm quyết định chọn đề tài đa nhiệm (multitasking) để nghiên cứu sâu hơn.
Đề tài thực hiện trong thời gian nghỉ hè nên việc khảo sát của nhóm gặp không ít khó khăn. Nhóm đã có hai đợt khảo sát.
Theo chia sẻ của cô Thảo, đợt khảo sát đầu tiên thu về kết quả khá thất vọng bởi số lượng khảo sát ảo rất nhiều. Cả nhóm rơi vào tình trạng bế tắc, không biết có nên tiếp tục hay không.
Tuy vậy, nhóm đã điều chỉnh lại câu hỏi khảo sát, chuẩn bị cho đợt khảo sát thứ hai. Lần này, các bạn không chỉ gửi đơn khảo sát qua internet mà còn trực tiếp đến các lớp học thêm để phỏng vấn học sinh.
Sau khi phân tích số liệu khảo sát, nhóm nhận thấy: "Nguyên nhân lớn nhất mà các bạn học sinh trở nên đa nhiệm là vì các bạn không muốn mình bị bỏ lại phía sau. Các bạn không muốn bị tụt hậu so với bạn bè đồng trang lứa. Các bạn luôn muốn mình phải làm nhiều hơn nữa, cố gắng đạt được nhiều mục tiêu hơn để gia đình và thầy cô tự hào".
Tuy vậy, điều khiến nhóm nghiên cứu bất ngờ chính là có khoảng 70-80% bạn không hiểu về "đa nhiệm" nhưng lại đang chịu ảnh hưởng bởi nó.
Chia sẻ về quá trình tìm giải pháp, Tuấn Khang và Hạo Nhiên cho biết: "Tụi mình suy nghĩ cần có một sản phẩm để áp dụng vào thực tế nên đã nghĩ ngay đến những chiếc vòng tay". Và giải pháp đó mang tên "Vòng tay đa nhiệm".
Sản phẩm "vòng tay đa nhiệm" giúp nhắc nhở trạng thái của các bạn học sinh - Ảnh: TUẤN KHANG
Cụ thể, vòng tay có ba màu sắc được khắc những dòng trạng thái theo cấp độ tăng dần để nhắc nhở các bạn nghỉ ngơi đúng lúc.
- Màu xanh - CHILL thể hiện trạng thái thoải mái
- Màu vàng - CAREFULLY để nhắc nhở các bạn chầm chậm thôi, tiếp tục sẽ dẫn đến căng thẳng
- Màu Cam - STOP là dấu hiệu cấp bách, cảnh báo các bạn cần nghỉ ngơi ngay.
Bên cạnh đó, các bạn còn đề ra giải pháp với "Ma trận quản lý thời gian Eisenhower". Ma trận này giúp các bạn sắp xếp công việc theo các tiêu chí và mức độ những ưu tiên để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất thêm những giải pháp khác như phương pháp 52/17 hay sử dụng công nghệ quản lý đa nhiệm.
Trong đó, 52/17 là phương pháp mà các bạn sẽ làm việc, học tập liên tục trong 52 phút và nghỉ ngơi trong 17 phút trước khi tiếp tục.
Giáo viên hướng dẫn đề tài - thạc sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - cho biết đa nhiệm đã ăn sâu vào học đường từ học sinh tiểu học đến trung học cơ sở vì các bạn phải làm cùng lúc rất nhiều việc. Nhóm nghiên cứu chọn học sinh THPT vì đây là đối tượng đặt rất nhiều mục tiêu, mơ ước và kỳ vọng trong tương lai.
Cô Thảo khẳng định: "Đa nhiệm không xấu. Nếu quản lý tốt thời gian thì đa nhiệm cũng có rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và giúp các bạn thể hiện khả năng của bản thân".
Đồng thời thạc sĩ Phương Thảo cũng nhắn gửi đến các bạn học sinh hãy quản lý thời gian một cách khoa học và biết nói lời từ chối.
Theo cô Thảo, từ chối công việc không có nghĩa là mình không có năng lực mà mong muốn tạo điều kiện cho người khác có cơ hội thể hiện bản thân.
Chia sẻ về dự định sắp tới, cô Thảo cho biết nhóm nghiên cứu sẽ khai thác đề tài sâu hơn và đặc biệt, các bạn sẽ chuẩn bị bài thuyết trình bằng tiếng Anh.
Đây cũng là năm đầu tiên Trường THPT Ten Lơ Man tổ chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học - kĩ thuật cấp trường, do đó, nhà trường đã tạo mọi điều kiện để thầy cô cùng các bạn học sinh có thể thực hiện nghiên cứu một cách tốt nhất.
Thầy Nguyễn Hùng Khương (hiệu trưởng nhà trường) nhắn nhủ đến các bạn học sinh có mong muốn tham gia cuộc thi: "Đây là cơ hội để các em ứng dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, từ đó khám phá và sáng tạo ra những điều mới mẻ. Hãy tự tin và kiên trì – thành công sẽ đến với những ai không ngừng cố gắng!"
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập mã xác nhận.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận