Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Mưa sao băng Delta Aquariid đạt cực điểm vào đêm 29, rạng sáng 30-7 - Ảnh: MARISSA HIGGINS
Tháng 7 này có khá nhiều hiện tượng thiên văn thú vị, đáng chú ý nhất là mưa sao băng Delta Aquariid đạt cực điểm.
Trái đất quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo elip, nghĩa là có một điểm trên đường đi gần Mặt trời nhất (cận nhật) và một điểm xa Mặt trời nhất (viễn nhật).
Sơ đồ mô tả vị trí viễn nhật của Trái đất - Ảnh: TIME AND DATE
Trái đất đạt điểm cận nhật khoảng hai tuần sau ngày hạ chí tháng 12, khi đó Bắc Bán Cầu đang là mùa đông. Ngược lại, Trái đất đạt điểm viễn nhật hai tuần sau ngày hạ chí tháng 6, khi Bắc Bán Cầu đang là mùa hè ấm áp.
Năm 2025, Trái đất sẽ đạt vị trí viễn nhật vào ngày 4-7, hai tuần sau ngày hạ chí 21-6.
Tại thời điểm này, Trái đất cách Mặt trời khoảng 152 triệu km, lớn hơn khoảng 5 triệu km so với lúc cận nhật (gần Mặt trời nhất, vào 4-1).
Thời gian Trái đất đạt cận nhật và viễn nhật từ 2025 đến 2029 - Ảnh: TIME AND DATE
Ly giác là thuật ngữ chỉ góc giữa một hành tinh với Mặt trời hoặc giữa hai hành tinh với nhau khi quan sát tại Trái đất.
Vị trí ly giác cực đại phía Đông có nghĩa là hành tinh sẽ ở vị trí cao nhất trên bầu trời ngay sau khi Mặt trời lặn.
Đối với các hành tinh vòng trong, do có quỹ đạo gần Mặt trời nên thường bị ánh sáng Mặt trời lấn át, khiến chúng trở nên khó quan sát từ Trái đất. Do đó, vị trí quan sát thuận lợi nhất là khi chúng ở ly giác cực đại với Mặt trời.
Tại vị trí này, hành tinh sẽ mọc trước Mặt trời vào buổi sáng hoặc lặn sau Mặt trời vào buổi tối.
Hình vẽ mô tả vị trí của một hành tinh vòng trong (màu tím) và một hành tinh vòng ngoài (màu xanh lá) trên quỹ đạo của chúng so với vị trí của Trái đất và Mặt trời - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Và vào ngày 4-7-2025, sao Thủy - hành tinh gần Mặt trời nhất - sẽ đạt ly giác cực đại phía Đông. Với góc ly giác khoảng 26 độ, đây là một trong những thời điểm lý tưởng hiếm hoi để chúng ta quan sát sao Thủy.
Mỗi tháng trong năm, trăng tròn có tên gọi khác nhau. Và trăng tròn trong tháng 7 được gọi là Trăng Hươu (Buck Moon), do thời điểm này hươu đực bắt đầu mọc lại sừng sau mùa đông.
Trăng Hươu xuất hiện tối ngày 11-7 (tức rằm tháng 6 âm lịch).
Bất cứ khi nào chúng ta nhìn thấy trăng tròn xuất hiện gần đường chân trời, hiện tượng ảo ảnh hay ảo giác Mặt trăng sẽ xuất hiện. Nghĩa là bạn thấy Mặt trăng trông to hơn bình thường - Ảnh: TIME AND DATE
Hiện tượng thiên văn đáng mong đợi nhất trong tháng 7 là mưa sao băng Delta Aquariid đạt cực điểm vào đêm 29, rạng sáng 30-7.
Mưa sao băng Delta Aquarids thường diễn ra từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 hằng năm. Hiện tượng này có thể được chiêm ngưỡng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên với số lượng vệt sáng khác nhau tùy vào những thời điểm nhất định.
Càng đến gần ngày cực điểm, tần suất xuất hiện của các vệt sáng sẽ dày hơn. Trong một giờ cực đại, người quan sát từ Trái đất có thể thấy được từ 15 - 20 sao băng.
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toánVui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Vui lòng nhập Tên của bạn.
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩu không khớp.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận